Tác giả :
1. Tại sao phải làm nghiên cứu khoa học? 
Trả lời:
Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng rất lớn song song với đào tạo,NCKH gắn liền với năng lực giảng dạy của giảng viên và năng lực học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, các sản phẩm nghiên cứu khoa học còn là một trong những tiêu chí giúp nâng cao vị thế của bộ môn, Khoa và Nhà trường và là nền tảng cho các chương trình hợp tác và quan hệ quốc tế. Từ những định hướng đó, Nhà trường nói chung và Khoa, bộ môn nói riêng đã khuyến khích, động viên giảng viên và sinh viên tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Sự cộng tác giữa giảng viên-giảng viên, giảng viên-sinh viên trong các đề tài nghiên cứu không những giúp nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tăng cường tinh thần đoàn kết nội bộ và sự thông hiểu giữa giảng viên và sinh viên.
2. Sinh viên có được tham gia nghiên cứu khoa học không? 
Trả lời:

Sinh viên năm 2 bắt đầu được tham gia nghiên cứu khoa học hoặc tham gia học cách nghiên cứu khoa học của các nhóm nghiên cứu của sinh viên năm cuối để từ đó hình thành ý tưởng cũng như cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Sinh viên có thể bắt đầu nghiên cứu khoa học từ năm học thứ mấy?
Trả lời:
Việc nghiên cứu khoa học vào năm mấy còn tùy thuộc vào sự say mê nghiên cứu khoa học và quỹ thời gian của từng bạn sinh viên. Đối với ngành CN Thực phẩm các bạn có thể bắt tay vào nghiên cứu khoa học sau khi đã hoàn thành xong một số môn cơ sở ngành như Hóa học Thực phẩm, Vi sinh Thực phẩm, Hóa sinh…tức là khoảng cuối năm 2 hoặc trong năm 3.
4. Sinh viên cần đáp ứng điều gì để tham gia nghiên cứu khoa học?
Trả lời:
Sinh viên cần có niềm đam mê với ngành nghề, đam mê nghiên cứu khoa học và học lực phải đảm bảo loại khá trở lên để việc nghiên cứu khoa học không ảnh hưởng đến kết quả học tập.
5. Sinh viên có thể tham gia nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nào?
Trả lời:

Sinh viên ngành công nghệ môi trường có thể tham gia nghiên cứu khoa học các lĩnh vực sau:

-        Nghiên cứu điều chế các vật liệu hấp phụ dùng trong xử lý nước và nước thải.

-        Nghiên cứu công nghệ xử lý nước và nước thải bằng các phương pháp lý hoá và sinh học.

-        Nghiên cứu tận dụng phế phẩm và nguồn năng lượng tái tạo.

-        Đánh giá hiện trạng và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

Sinh viên ngành công nghệ Thực phẩm có thể tham gia nghiên cứu khoa học các lĩnh vực sau:

-     Ứng dụng công nghệ lạnh và sấy (sấy thăng hoa, sấy lạnh, sấy hồng ngoại…) trong chế biến và bảo quản thực phẩm

-     Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, sữa…

-     Nghiên cứu ứng dụng một số enzyme trong chế biến thực phẩm

-     Nghiên cứu ứng dụng của vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm

-     Nghiên cứu các kỹ thuật cố định vi sinh vật, các kỹ thuật vi bao probiotic và các chất có hoạt tính sinh học

-     Nghiên cứu về toán ứng dụng trong công nghệ thực phẩm

-     Nghiên cứu về các kỹ thuật lên men hiện đại để sản xuất một số sản phẩm trao đổi chất bậc một và sản phẩm trao đổi chất bậc hai

-     Nghiên cứu các phương pháp hóa học, vật lý và sinh học để biến tính các đại phân tử sinh học

6. Khi tiến hành đăng ký nghiên cứu khoa học thì cần phải làm các thủ tục gì? 
Trả lời: 
Đầu tiên: Các bạn có thể liên hệ Giảng viên (thuộc Khoa, Trường hoặc bên ngoài trường) để tìm hiểu về những nội dung mình định thực hiện hoặc cần sự tư vấn của các thầy cô. 
- Bư
ớc tiếp theo: đăng ký các biểu mẫu NCKH của sinh viên (form các biểu mẫu các em có thể download từ phòng Quản lý khoa học & QHQT) 
- Tiếp theo: Gởi lại các biểu mẫu cho khoa, khoa tổng hợp và họp Hội đồng khoa học Khoa để xét duyệt đề tài. 
Sau khi có quyết định từ Phòng Quản lý khoa học & QHQT, các em có thể tiến hành thực hiện các nghiên cứu của đề tài.
7. Nhà trường, khoa và Bộ môn tạo điều kiện gì cho sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học?
Trả lời:
Nhà trường, Khoa và Bộ môn luôn khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cụ thể như sau:

-   Sinh viên (nhóm sinh viên) sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện đề tài NCKH từ nhà trường.

-    Được phép sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa, trường thực hiện nghiên cứu.

-   Được sự hướng dẫn của các Thầy cô quản phòng thí nghiệm về việc vận hành thiết bị, máy móc.

-   Sự hỗ trợ của các Giảng viên chuyên ngành của Bộ môn, Khoa, Trường.

-   Bên cạnh đó các bạn còn có thể nhận được sự tài trợ từ các chương trình, tổ chức bên ngoài trường nhưvườn ươm của Sở KHCN, quỹ nhà máy bia Việt nam, Holcim,…

8. Sinh viên có bao giờ được giải thưởng về nghiên cứu khoa học chưa?
Sinh viên ngành công nghệ môi trường đã từng đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học như giải thưởng Euréka, giải thưởng Vifotech,…
Comments
Full Name: *  
Email: *  
Title: *  
Captcha:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *




 

Copyright © 2013, HCMC University of Technology and Education
Faculty of Chemical and Food Technology
Address: 1 Vo Van Ngan Street, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: (+84) 28 37221223 (4 8400)
E-mail: kcnhtp@hcmute.edu.vn 


Visit month:3,008

Visit total:10,169