Tác giả :

* Ngành Công nghệ lỹ thuật môi trường: 

1.Công nghệ môi trường và công nghệ kỹ thuật môi trường khác nhau hay giống nhau về hình thức đào tạo và về chuyên môn.

Trả lời:

Mã ngành đào tạo của Bộ GD&TĐ quy định tên gọi là Công nghệ kỹ thuật Môi trường (52510406), tuy nhiên có một số cách gọi ngắn gọn là Công nghệ môi trường. Vì vậy hình thức đào tạo của hai tên gọi này là một.

2.Sinh viên ngành công nghệ môi trường khác như thế nào so với sinh viên ngành khoa học môi trường?

Trả lời: 
Khoa học môi trườnglà ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất. Còn công nghệ kỹ thuật môi trường đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế và vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị, dụng cụ đo kiểm soát môi trường, các hệ thống thiết bị công nghệ xử lý môi trường; thống kê, quản lý, xây dựng, thẩm định các dự án về môi trường

3Sao ngành công nghệ môi trường không phân chuyên ngành cụ thể như bên quản lý/bên kỹ thuật để học chuyên sâu hơn ?

Trả lời: 
Hiện nay CTĐT của ngành môi trường là Công nghệ Kỹ thuật môi trường, và Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành những Kỹ sư CNKTMT, tuy nhiên có một vài bạn mong muốn làm việc trong các lĩnh vực về quản lý môi trường vì vậy Bộ môn cho phép các SV này là đề tài theo hướng quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.Trong vài năm tới, Khoa sẽ mở thêm ngành đào tạo về Quản lý Tài nguyên và môi trường để đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như nguyện vọng của Sinh viên. 
4.Học công nghệ môi trường sẽ được làm việc trong những lĩnh vực nào? Ở đâu? 

Trả lời: 
Sinh viên ngành công nghệ môi trường ra trường sẽ làm được những vị trí như sau: 
- Thiết kế và vận hành hệ thống xử lý chất thải. 
- Quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường. 
- Tư vấn và lập các báo cáo về Bảo vệ môi trường như ĐTM, CM, CDM,… 
- Xây dựng các quy trình Giám sát An toàn-Sức khỏe-Môi trường (HSE), ISO, OHSAS,… 
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trong khu công nghiệp, các Nhà máy xử lý chất thải, các Trạm quan trắc môi trường, các Công ty tư vấn về môi trường, các Trường đại học, các Viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước chuyên trách về bảo vệ môi trường, các nhà máy có hệ thống quản lý môi trường và an toàn lao động. 
5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật môi trường ?

Trả lời: 
Theo Quy hoạch phát triển đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường bổ sung lực lượng công chức, viên chức đang công tác đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 lên đến 45.000 người. Nhu cầu nguồn lực tại môi trường doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2015 là 30.000 người. Giai đoạn 2016-2020 tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng nguốn nhân lực này cho tất cả các lĩnh vực. 
6. Các thầy, cô có giúp sinh viên trong việc định hướng nghề nghiệp không?

Trả lời: 
Sinh viên sẽ được giới thiệu và định hướng nghề nghiệp ngay khi vừa vào trường đại học với môn học “Nhập môn ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường”. Thông qua môn học sinh viên sẽ được hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo, ngành nghề môi trường hiện tại và tương lai. Ngoài ra trong quá trình học, sinh viên được đi tham quan thực tế tại các nhà máy, rừng sinh thái,… nhằm tiếp cận những công việc thực tế liên quan đến ngành môi trường. 
7. Sau khi ra trường có được giới thiệu việc làm không ạ?

Trả lời: 
Hiện nay, trường có Trung tâm Dịch vụ Sinh viên có nhiều chức năng, trong đó có chức năng giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên trong quá trình học; Phòng Quan hệ Công chúng và Doanh nghiệptổ chức các ngày hội việc làm và thường xuyên giới thiệu thông tin tuyển dụng từ các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giới thiệu này không đảm bảo cho toàn bộ sinh viên sẽ có việc làm mà tuỳ vào kỹ năng cũng như kết quả học tập của các bạn trong 4 năm học đại học 
8. Doanh nghiệp luôn đòi hỏi tuyển dụng một người có kinh nghiệm thực tế, nhưng sinh viên mới ra trường thì không có kinh nghiệm, vậy sinh viên phải là làm gì để đáp ứng được điều này cho doanh nghiệp?

Trả lời:

Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, bắt đầu từ năm 2012, ngành CNKTMT xây dựng chương trình học 150 tín chỉ với 20 tín chỉ thực hành – thực tập, nhiều đồ án và tham quan thực tế, thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, sinh viên luôn được đi tham quan thực tế ở mỗi học kỳ và tham gia thực tập tốt nghiệp (1 tháng) ở doanh nghiệp để có thể nắm bắt được những công việc thực tế, từ đó đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM luôn khuyến khích giảng viên áp dụng những phương pháp giảng dạy mới, giảng dạy theo phương pháp tích cực hoá người học giúp sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng, rèn luyện tính năng động, sáng tạo cho sinh viên trong suốt 4 năm học. Bên cạnh đó những trải nghiệm của sinh viên qua các công tác xã hội hoặc việc làm thêm cũng là một trong những kinh nghiệm thực tế mà nhà tuyển dụng quan tâm 
9. Ngành công nghê môi trường có những thế mạnh nào?

Trả lời: 
Ngày nay, môi trường không còn là vấn đề của một địa phương hay một quốc gia nào nữa mà đã trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại, một vấn đề toàn cầu. Chính vì vậy, ngành môi trường luôn là sự lựa chọn của rất nhiều thí sinh trong các mùa tuyển sinh gần đây 
10. Nữ học ngành công nghệ môi trường có hợp không? Và khó khăn như thế nào khi nữ học ngành môi trường? Làm sao để phát huy thế mạnh của nữ trong ngành môi trường.

Trả lời: 
Ngành Môi trường phù hợp với tất cả các bạn cả nam lẫn nữ. Không riêng gì ngành Môi trường mà ngành nào cũng vậy, việc học rất vất vả, có như vậy các bạn mới đạt được thành quả cao. Là nữ giới, đức tính nhẫn nại, chịu khó và mềm mỏng trong xử lý công việc sẽ là thế mạnh cho các em trong các mảng công việc như làm Thiết kế, làm Đánh giá tác động Môi trường, làm HSE, làm tại các cơ quan nhà nước chuyên trách về Môi trường.. 
11. Khi em học ra trường tốt nghiệp ngành môi trường thì có thể vào Sở Tài nguyên và Môi trường được không?Và có thể đảm nhận những công việc gì?

Trả lời:

Có. Tùy vào cơ cấu tổ chức của mỗi địa phương sẽ có các phòng ban chức năng như sau: Quản lý tài nguyên đất, quản lý tài nguyên nước, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý chất lượng môi trường, quản lý vệ sinh đô thị…. Đối với mỗi phòng chức năng sẽ có những công việc tương ứng phù hợp với chuyên ngành Môi trường 
12. Ngành công nghệ môi trường của trường có bậc đào tạo cao đẳng không ?

Trả lời:

Hiện tại, trường không có đào tạo bậc cao đẳng ngành công nghệ môi trường.
* Ngành Công nghệ Thực phẩm 
13. Ngành Công nghệ Thực phẩm hiện nay có phải là ngành “hot” không?

Trả lời: 
Theo Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng- công ty Đức Anh A&T:Gia nhập ngành công nghệ thực phẩm giàu tiềm năng”được đăng: 02/01/2014 03:55 UTC. CN Thực phẩm xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012-2015, đang dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành này vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy thuộc lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng. Vì vậy, ngành công nghệ thực phẩm vẫn tiềm ẩn nhiều cơ hội cho những ai có đam mê.
14. Ngành Công nghệ thực phẩm có gì khác với ngành Nữ công gia chánh?

Trả lời: 

Khác với lĩnh vực nữ công gia chánh, ngành công nghệ thực phẩm sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức về các lĩnh vực như: khoa học thực phẩm, vi sinh thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm, công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm trên quy mô công nghiệp, quản lý chất lượng thực phẩm, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu phát triển các sản phẩn thực phẩm mới...

15. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể làm việc ở những lĩnh vực nào? 
Trả lời: 
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể đảm nhận những vị trí sau: (i) Các công ty sản xuất thực phẩm với vai trò là các cán bộ quản lý chất lượng (QA/QC/KCS), các nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các nhân viên giám sát sản xuất, các cán bộ quản lý phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc)…(ii) Các trường Đại học, các viện nghiên cứu thực phẩm, các trung tâm Y tế dự phòng, các trung tâm phân tích thực phẩm…(iii) Các công ty chuyên cung cấp phụ gia, hóa chất, hương liệu dùng trong ngành công nghệ thực phẩm, các công ty chuyên cung cấp máy móc, thiết bị dùng trong ngành công nghệ thực phẩm…
16. Công nghệ thực phẩm được chia thành các lĩnh vực nào?  
Trả lời:  
Công nghiệp thực phẩm được chia làm các lĩnh vực chuyên ngành chính sau:
+Công nghiệp chế biến thịt  
+Công nghiệp chế biến thủy hải sản 
+Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa 
+Công nghiệp chế biến rau quả và các sản phẩm từ rau quả 
+Công nghiệp chế biến đường và bánh kẹo 
+Công nghiệp chế biến dầu thực vật và các sản phẩm từ dầu 
+Công nghiệp chế biến lương thực 
+Công nghiệp chế biến rượu bia và nước giải khát 
+Công nghiệp chế biến trà, ca cao và cà phê 
17. Làm sao để em có thể học tốt các môn cơ sở ngành CNTP (vì nó là môn học nền tảng) với khối lượng kiến thức khá nhiều?  "Có quá nhiều thứ phải ghi nhớ"  
Trả lời: 
Hệ thống lại những gì đã học. Bạn sẽ nhớ lại những kiến thức đã học tốt hơn, có hệ thống hơn nếu chúng được trình bày trong một dàn ý có tổ chức. Có nhiều cách có thể giúp bạn hệ thống tổ chức một lượng kiến thức mới, chúng bao gồm những cách sau: Lập dàn ý hay làm tóm tắt, chú trọng vào quan hệ giữa các phần các chương; Nhóm các ý thành từng nhóm, từng mục một nếu có thể; Lập sơ đồ tư duy 
18. Ngành công nghệ thực phẩm khác Ngành đảm bảo và an toàn thực phẩm ở điểm nào? 
Trả lời: 
Ngành công nghệ thực phẩm và ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm giống nhau ở khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành, tuy nhiên trong giai đoạn chuyên ngành thì ngành công nghệ thực phẩm tập trung nhiều vào các kiến thức liên quan đến công nghệ chế biến thực phẩmtrong khi ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm ngoài khối kiến thức công nghệ thì hướng chuyên sâu liên quan đến khối kiến thức về kiểm định và quản lý trong lĩnh vực thực phẩm. Cả hai ngành này đều có cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm như đường, sữa, rượu, bia, nước giải khát, chế biến lương thực, thủy sản, xuất nhập khẩu …Ngoài ra, các em có thể làm trong các cơ quan quản lý về thực phẩm tại các sở công thương, y tế, nông nghiệp, chi cục quản lý thị trường….

* Ngành Công nghệ lỹ thuật Hóa học 

 1. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học (CNKTHH)là gì?

Trả lời:

Trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành hóa học có một vai trò và vị trí quan trọng. Nó đã và đang trở thành bộ phận không thể thiếu trong nhiều ngành sản xuất, thu hút và có nhu cầu đối với một lượng lớn lực lượng lao động.

Rất nhiều lĩnh vực sản xuất liên quan đến hóa học như: công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy, ...), công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, vật liệu vô cơ, hữu cơ, cao su, polymer,...), công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, chế biến cao su, dược phẩm,...), công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch, sản phẩm nội ngoại thất,...), công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại, ...) các ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt – da, công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm,...), nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản)...

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM đào tạo kỹ sư chính qui tập trung chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học. Những kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành này đủ khả năng làm việc trong một hoặc nhiều lĩnh vực sản xuất kể trên.

2. Ngành CNKTHH của Trường ĐHSPKT đào tạo những gì?

Trả lời:

Sinh viên ngành CNKTHH sẽ được đào tạo về lý thuyết và thực hành thuộc 3 khối kiến thức bao gồm: đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành.

Kiến thức đại cương bao gồm các môn: nhập môn ngành, toán học, vật lý, hóa học, chính trị, xã hội, ngoại ngữ, pháp luật, kinh tế...

Kiến thức cơ sở ngành bao gồm các nhóm môn học lý thuyết và thực hành: hóa lý, hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa hữu cơ, hóa máy thiết bị, thiết kế nhà máy...Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức thuộc nhóm môn học bổ trợ cho nghề nghiệp bao gồm: vẽ kỹ thuật, cơ học, điện – điện tử...

Kiến thức chuyên ngành:cung cấp các kiến thức về chuyên ngành. Ở giai đoạn chuyên ngành sinh viên đượclựa chọnmột trong ba chuyên ngành chính là: CNKT hóa vô cơ, CNKT hóa hữu cơ hoặc CNKT hóa polymer. Sinh viên của chuyên ngành nào sẽ được học các môn học về công nghệ sản xuất các sản phẩm công nghiệp của chuyên ngành đó. Các nghiên cứu khoa học, đồ án, đề tài luận án tốt nghiệp sẽ thực hiện theo hướng chuyên ngành đã chọn.

3. Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành CNKTHH hiện nay có cao không?

Trả lời:

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM từ nay đến năm 2020, có 4 ngành kinh tế chủ lực cần nhiều lao động là cơ khí chế tạo chính xác - tự động hóa: cần khoảng hơn 8.000 người/năm; điện tử - công nghệ thông tin: cần 16.200 người/năm; chế biến thực phẩm: cần 10.800 người/năm; hóa chất - hóa dược - mỹ phẩm: cần 10.800 người/năm.

Nguồn: Báo Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15/5/2013

Hiện tại, trong khu vực phía Nam có một vài Trường ĐH đào tạo ngành Hóa học và một số rất ít đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học. Theo thống kê này, hằng năm các cơ sở đào tạo khu vực phía Nam chỉ cung cấp cho xã hội khoảng 2.000 lao động có trình độ đại học trong lĩnh vực Hóa học. Con số này là quá ít ỏi so với nhu cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như trong khu vực phía Nam, nơi đang được các chính quyền địa phương xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, với nhiều nhà máy, xí nghiệp đang mọc lên tại các khu công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

Như vậy có thể thấy nhu cầu xã hội đối Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học trong hiện tại và tương lai là rất lớn. Các Kỹ sư sau khi ra trường hoàn toàn có thể dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với khả năng và trình độ của mình.

4. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành CNKTHH có thể làm việc ở những lĩnh vực nào?

Trả lời:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành CNKTHHcó thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực sau:

 (i) Các công ty sản hóa chất, hàng tiêu dùng, các sản phẩm công nghiệp với vai trò là các nhân viên giám sát sản xuất, các cán bộ quản lý phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc), nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm

(ii) Các trường Đại học, các viện nghiên cứu với vai trò là giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên

iii) Các công ty chuyên cung cấp phụ gia, hóa chất, hương liệu…, các công ty chuyên cung cấp máy móc, thiết bị dùng trong ngành công nghệ hóa học với vai trò nhân viên kinh doanh, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài công ty điển hình phù hợp ngành CNKTHH:

  • Các công ty tư vấn thiết kế về quy trình công nghệ (Technip, Toyo,…)
  • Các công ty thực phẩm- dược phẩm (Domesco, Acecook, Ajinomoto, Sabeco, Coca-cola, Lavie,…)
  • Công ty sản xuất sản phẩm ngành hóa, hàng tiêu dùng (Unilever, P&G…)
  • Công ty xi măng (Holcim, Hà Tiên, Tây Ninh…)
  • Công ty gạch men, thủy tinh ( Viglacera, Mỹ Đức, Mỹ Ý, Vitaly,…)
  • Phân bón (Bình Điền, Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ,…)
  • Công ty về cao su và chất dẻo (Casumina, Yokohama, Kumho, Kydan…)
  • Công ty sơn (Á Đông, Kova, Bạch Tuyết, Jotun, Joton, Dulux…)
  • Hóa chất cơ bản ( hóa chất miền nam, hóa chất Tân Bình,…)
5. Ngành CNKTHH ở Trường ĐH SPKT được chia thành các chuyên ngành nào?

Trả lời:

Ngành CNKTHH thuộc khoa CN hóa học và thực phẩm được chia thành 3 chuyên ngành:

  • Công nghệ KT vô cơ
  • Công nghệ KT Hữu cơ
  • Công nghệ KT Polymer.
6. Ngành CNKTHH khác gì với ngành Hóa học?

Trả lời:

Người tốt nghiệp ngành Hóa học nhận bằng Cử nhân Hóa học. Trong đào tạo ngành hóa học chú trọng đến tính chất của các nguyên tốhợp chất. Nghiên cứu sâu về cơ chế của các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm.Các nghiên cứu được thực hiện thông qua các thí nghiệm. Thông qua thí nghiệm, các lý thuyết về cách biến đổi từ một chất này sang một chất khác được phác thảo, kiểm nghiệm, mở rộng…

Người tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Hoá học nhận bằng Kỹ sư Hóa học. Hiện nay không chỉ gói gọn trong lĩnh vực Hoá học thuần tuý mà một Kỹ sư Hoá học phải là một "chuyên gia đa năng". Để sản xuất được một sản phẩm Hoá học cụ thể họ không những phải có hiểu biết sâu sắc về Hoá học mà còn phải thành thạo các kĩ năng tính toán, thiết kế, lựa chọn nguyên, nhiên liệu... Ngoài ra các Kỹ sư Hóa học còn phải là một người biết cách tổ chức, quy hoạch, triển khai các quá trình sản xuất một cách hợp lí. Vì vậy có thể hiểu muốn sản xuất một sản phẩm hóa học nào đó người kỹ sư công nghệ hóa học phải nghiên cứu kỹ lý thuyết và từ đó đưa ra quy trình công nghệ, tính toán lý thuyết, sau đó kiểm nghiệm chúng trong phòng thí nghiệm. Sau quá trình kiểm nghiệm, quy trình được hoàn thiện, bổ sung, sửa chữa những điểm cần thiết. Sau đó, máy móc thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất được chế tạo. Các máy móc này sẽ được vận hành bởi các kỹ sư, công nhân kỹ thuật.

7. Các thầy, cô có giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp không?

Trả lời:

Sinh viên sẽ được giới thiệu và định hướng nghề nghiệp ngay khi vừa vào trường đại học với môn học “Nhập môn ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học”. Thông qua môn học sinh viên sẽ được hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo, ngành nghề Kỹ thuật Hóa học hiện tại và tương lai. Trong quá trình học sinh viên sẽ được học những môn học đại cương, môn học cơ sở ngành và môn học chuyên sâu về ngành CNKTHH, thực hiện các đồ án môn học, seminar môn học và luận văn tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên có đầy đủ kiến thức về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật và kiến thức chuyên sâu về ngành CNKTHH để sinh viên có đủ tự tin áp dụng các kiến thức mình đã học ra ngoài thực tế. Ngoài ra trong quá trình học, sinh viên được đi tham quan thực tế tại các nhà máy, cơ sở sản xuất và có 4 tuần thực tập tốt nghiệp thực tế tại nhà máy, cơ sở sản xuất nhằm tiếp cận những công việc thực tế liên quan đến ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học.

Bên cạnh đó, các GV trẻ, trình độ cao của Bộ môn Công nghệ Hóa học sẽ là lực lượng chủ chốt luôn bên cạnh các SV để giúp SV định hường tốt về nghề nghiệp.

8. Sau khi ra trường, sinh viên có được giới thiệu việc làm không?

Trả lời:

Hiện nay, trường có Trung tâm Dịch vụ Sinh viên có nhiều chức năng, trong đó có chức năng giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên trong quá trình học; Phòng Quan hệ Công chúng và Doanh nghiệp tổ chức các ngày hội việc làm và thường xuyên giới thiệu thông tin tuyển dụng từ các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giới thiệu này không đảm bảo cho toàn bộ sinh viên sẽ có việc làm mà tuỳ vào kỹ năng cũng như kết quả học tập của các bạn trong 4 năm học đại học. 

9. Học ngành CNKTHH, sinh viên sẽ được học những môn/kỹ năng gì?

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học sẽ được đào tạo kỹ năng mềmbên cạnh các kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học đại học thông qua hoạt động trong từng môn học như:

- Kỹ năng điều hành và làm việc nhóm.

- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, phương tiện điện tử, thuyết trình.

- Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

- Kỹ năng thuyết trình.

10. Trong quá trình học sinh viên có được đi tham quan thực tế không?

Trả lời:

Sinh viên được đi tham quan thực tế ít nhất 2 lần nhằm tìm hiểu về các quy trình sản xuất ở nhà máy, các cơ sở sản xuất khác nhau để nắm bắt được các công việc thực tế của người kỹ sư công nghệ kỹ thuật hóa học phải làm sau này.

11. Ngành CNKTHH có đào tạo giáo viên không?

Trả lời:

Hiện này, ngành CNKTHH chưa đào tạo chương trình Sư phạm Kỹ thuật CNKTHH.

Comments
Full Name: *  
Email: *  
Title: *  
Captcha:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *




 

Copyright © 2013, HCMC University of Technology and Education
Faculty of Chemical and Food Technology
Address: 1 Vo Van Ngan Street, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: (+84) 28 37221223 (4 8400)
E-mail: kcnhtp@hcmute.edu.vn 


Visit month:9,495

Visit total:58,715