Tác giả :
1. Tại sao học Khoa Công nghệ hóa và thực phẩm phải học vật lý đại cương?
Trả lời:
Vật lý đại cương A1 trang bịcho sinh viên các kiến thức vật lý cơbản vềcơhọc, nhiệt động lực, điện và từ nhằm mục đích ứng dụng trong khoa học kỹthuật chuyên ngành sau này. Vật lý đại cương A2 trang bị cho sinh viên các kiến thức vật lý cơ bản về lý thuyết tương đối Einstein, quang học, vật lý lượng tử, nhằm mục đích ứng dụng trong khoa học kỹ thuật chuyên ngành sau này. Phần thực hành là mônhọc bổ sung cho sinh viên những kiến thức về bản chất các hiện tượng vật lý xảy ra trong thực tế cuộc sống, rèn luyện cho các kỹ sư tương lai kỹ năng đo lường và tính toán.
2. Cách tìm kiếm tài liệu?
Trả lời:
Có rất nhiều nguồn để tìm kiếm tài liệu. Chẳng hạn là trong thư viện, tài liệu do giáo viên phát, trên mạng, trên các trang web chuyên ngành, các bài báo bằng tiếng việt, tiếng anh…
3. Cần học tiếng anh giao tiếp hay Toeic?
Trả lời:
Chuẩn đầu ra của Chương trình 150TC yêu cầu Toeic 450 (đối với khóa 2012, 2013) và Toeic từ 500 trở lên (đối với khóa 2014 trở đi). Tuy nhiên các bạn có thể học bất kỳ chứng chỉ nào (được Nhà trường và xã hội chấp nhận) mà có thể đảm bảo các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, các bạn có ý định du học thì cần phải đạt các loại chứng chỉ như IELTS hoặc TOEFL.
4. Em có nguyện vọng học thêm môn tự chọn ngoài số tín chỉ trong chương trình có được không?
Trả lời:
Sinh viên muốn mở lớp học môn thêm ngoài chương trình học trong học kỳ đang học có thể lập danh sách những bạn đăng ký (số lượng môn lý thuyết là 30 và môn thực hành là 20) sẽ được mở lớp học theo yêu cầu.
5. Tại sao sinh viên lại phải học những môn học không liên quan đến chuyên ngành thực phẩm như Lịch sử Đảng, Triết học.....
Trả lời:
Chương trình đào tạo của trường chúng ta phải tuân thủ theo chương trình khung do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Chương trình bắt buộc phải gồm 2 khối kiến thức là giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, mục tiêu đào tạo ra người kỹ sư phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe… Vì vậy, các bạn sinh viên phải bắt buộc hoàn thành xong các môn học như Lịch Sử Đảng, Triết học…
6. Sinh viên học theo chương trình trước chương trình CDIO áp dụng từ khóa 2012. Nếu rớt môn học nào đó mà trong chương trình mới không có môn học đó thì phải làm sao? có ảnh hưởng gì đến quá trình xét tốt nghiệp không?
Trả lời:
Hiện tại sinh viên khóa K11, K10 học theo chương trình đào tạo 180 tín chỉ. Còn Sinh viên các khóa K12 trở về sauhọc theo chương trình 150 tín chỉ. Nếu các bạn K11, K10 rớt các môn học nào đó mà trong chương trình 150 tín chỉ không có hoặc có số tín chỉ không tương đương thì chỉ cần bộ môn và khoa xác nhận môn học đã rớt tương đương với 1 môn học nào đó trong chương trình 150 tín chỉ thì các bạn được đăng ký để học môn thay thế và vẫn được xét tốt nghiệp bình thường (nếu như các bạn tích lũy đủ số tín chỉ theo yêu cầu.)
7. Tại sao chương trình 150 tín chỉ được gọi là chương trình tiếp cận CDIO?
Trả lời:
CDIO được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive - Design - Implement – Operate, có nghĩa là: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. Hiện nay, mô hình này được các trường ĐH, CĐ trên thế giới áp dụng ngày càng nhiều. Về bản chất, CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội (XH) trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo. Chương trình 150 tín chỉ của ngành chúng ta hiện tại cũng được xây dựng theo hướng tiếp cận với các tiêu chí của CDIO.
8. Sinh viên có nên đăng ký học vượt hay không?
Trả lời:
Việc đăng ký học vượt để hoàn thành chương trình học hoàn toàn tùy thuộc vào trình độ, năng lực và sự quyết tâm của các bạn sinh viên. Tuy nhiên các bạn sinh viên cần lưu ý, hiện tại chương trình học cho từng học kỳ của các bạn đã được bộ môn sắp xếp cho phù hợp với năng lực và khả năng của đa số các bạn sinh viên. Lượng kiến thức trong từng học kỳ cũng đã được các thầy cô tính toán hợp lý. Vì vậy, các bạn sinh viên phải suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định học vượt, nhằm tránh tình trạng các bạn khi đăng ký học vượt lại có điểm trung bình tích lũy thấp.
9. Sự khác nhau giữa môn học tiên quyết và môn học song hành như thế nào?
Trả lời:
Phân loại theo trình tự tổ chức giảng dạy và học tập trong chương trình đào tạo bao gồm các loại môn học:
+ Môn học bình thường: Các môn học không có điều kiện tiên quyết hoặc yêu cầu học trước khi sinh viên đăng ký học tập.
+ Môn học tiên quyết: Môn học A là môn học tiên quyết của môn học B: điều kiện để sinh viên đăng ký học môn học B là kết quả học tập môn học A phải đạt yêu cầu theo quy định của nhà trường.
+ Môn học trước: Môn học A là môn học trước của môn học B: điều kiện để đăng ký học môn học B là sinh viên đã đăng ký và được xác nhận học xong môn A (có thể chưa đạt). Sinh viên được phép đăng ký học môn B vào học kỳ tiếp sau học kỳ đã học môn A.
+ Môn học song hành: Môn học A là môn học song hành của môn học B: điều kiện bắt buộc để đăng ký học môn học B là sinh viên đã đăng ký học môn học A. Sinh viên được phép đăng ký học môn học B vào cùng học kỳ đã đăng ký học môn học A hoặc vào các học kỳ tiếp sau.
+ Môn học tương đương: Môn học tương đương là một hay một nhóm môn học thuộc chương trình đào tạo của một khóa – ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường mà sinh viên được phép tích lũy để thay thế cho một hay một nhóm môn học trong chương trình đào tạo của khóa - ngành đang theo học.
+ Môn học thay thế: Môn học hoặc một nhóm môn học mà sinh viên được phép tích lũy để thay thế cho một môn học có trong chương trình đào tạo của khóa – ngành đang theo học nhưng không còn tổ chức giảng dạy do điều chỉnh chương trình đào tạo.
* Ngành Công nghệ lỹ thuật môi trường:
10. Ngành công nghệ môi trường đào tạo những nội dung gì?
Trả lời:
Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường (CNKTMT) đào tạo khối kiến thức về đại cương (Toàn, lý, hóa…), khối kiến thức cơ sở ngành (Môi trường đại cương, Quá trình thiết bị, Vi sinh môi trường, Hóa phân tích môi trường…) làm nền tảng cho khối kiến thức chuyên ngành (Kỹ thuật xử lý nước cấp, nước thải, không khí, chất thải rắn, quản lý chất lượng môi trường…) nhằm giúp các bạn có khả năng nhận biết, phân tích, giải quyết vấn đề và đề xuất các giải pháp, có năng lực thiết kế, xây dựng và quản lý các hệ thống xử lý chất thải.
11. Học ngành công nghệ môi trường sinh viên sẽ được học những môn/kỹ năng gì?
Trả lời:
Sinh viên ngành công nghệ môi trường sẽ được đào tạo kỹ năng trong suốt quá trình học đại học thông qua hoạt động trong từng môn học như:
- Khả năng điều hành và làm việc nhóm.
- Khả năng giao tiếp bằng văn bản, phương tiện điện tử, thuyết trình, đàm phán.
- Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
12. Trong quá trình học sinh viên có được đi tham quan thực tế không?
Trả lời:
Sinh viên được đi tham quan thực tế ít nhất 1 lần/học kỳ từ năm 3 nhằm tìm hiểu về hoạt động môi trường ở nhà máy, các công nghệ xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn, nước cấp… tương ứng với môn học từng học kỳ.
13. Có một số môn tự chọn thì nên là môn chính vì nó khá cần thiết như môn quan trắc môi trường ?
Trả lời:
Cho chương trình học gói gọn trong 4 năm với 150 tín chỉ nên việc cung cấp cho sinh viên đáp ứng những nội dung trọng tâm và cơ sở cho ngành công nghệ môi trường. Những môn học tự chọn góp gần giúp cho sinh viên chủ động lựa chọn hướng đi phù hợp cho lĩnh vực chuyên sâu của mình trong tương lai. Do đó, không phải môn quan trắc môi trường quan trọng còn những môn khác không quan trọng mà do mỗi sinh viên sẽ định hướng cho mình để có thể chọn lựa môn học phù hợp cho mình.
14. Ngành công nghệ môi trường học rất nhiều môn nhưng đa số môn học thì ít chuyên sâu lắm?
Trả lời:
Với chương trình năm 2 thì sinh viên mới tiếp cận được những kiến thức cơ sở ngành. Những kiến thức này chưa chuyên sâu về ngành nghề nhưng các bạn sẽ được cung cấp kiền thức nền tảng để có thể học những môn chuyên ngành cốt lõi ở năm 3 và năm 4.
* Ngành Công nghệ thực phẩm:
15. Làm sao để học tốt môn chuyên ngành?
Trả lời:
Muốn học tốt môn chuyên ngành trước hết phải học tốt môn cơ sở ngành, đó là những môn có kiến thức cơ bản nhất, tạo nền tảng học môn chuyên ngành.
16. Khoa CNTP có chia chuyên ngành để học hay không?
Trả lời:
Khoa CNTP không chia chuyên ngành mà sẽ học toàn bộ các môn liên quan đến ngành CNTP, đến khi làm đồ án tốt nghiệp sinh viên sẽ chọn chuyên ngành và giáo viên hướng dẫn để làm đề tài.
17. Điều kiện để sinh viên được làm luận văn tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm?
Trả lời:
Cho đến thời điểm này, tất cả sinh viên ngành công nghệ thực phẩm nếu đến thời điểm làm luận văn có tổng số tín chỉ tích lũy đủ theo Quy chế 43 đều được bộ môn cho thực hiện luận văn tốt nghiệp
18. Sinh viên theo học ngành công nghệ thực phẩm có được đăng ký học Sư phạm hay không?
Trả lời:
Hiện nay ngành Công nghệ thực phẩm đã được nhà trường phân bổ chi tiêu đào tạo Sư phạm (30 chỉ tiêu/năm học 2014-2015). Vì vậy, nếu bạn sinh viên nào mong muốn theo hướng sư phạm thì có thể nộp đơn xin phục vụ sư phạm (theo mẫu trong Sổ tay sinh viên) và Hồ sơ theo yêu cầu tại VK để được xét duyệt (thời hạn trước 15/10 hàng năm).
Full Name:
|
*
|
|
Email:
|
*
|
|
Title:
|
*
|
|
Captcha:
|
(*)
|
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules |
| | | |
Toolbar's wrapper | | | | | |
Content area wrapper | |
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle. |
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttons | Statistics module | Editor resizer |
| |
|
|
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other. | |
| | | |
*
|
|
|
Announcements
|