Tác giả :
1. TẦM NHÌN           
Ngày nay Khoa học kỹ thuật và Công nghệ phát triển rất nhanh ở mọi lĩnh vực trên toàn thế giới, đặc biệt phải nói đến các lĩnh vực thông tin và truyền thông, vật liệu, y học và hóa học đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ít phục vụ cho con người, làm cho cuộc sống ngày càng an toàn và hiện đại hơn. Đứng trước bối cảnh đó Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm (CNHH&TP) thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM (ĐHSPKT Tp.HCM) phải xác định được rằng, đây là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Đồng thời, đây là trung tâm nghiên cứu khoa học để phát triển kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực hóa học cho Quốc Gia nói riêng và hòa nhập trong sự phát triển của thế giới nói chung. Trên cơ sở đó sẽ tạo được uy tín và vị thế của mình đối với các trường Đại học trong nước và trong khu vực Đông Nam Á.

2.  SỨ MẠNG

Khoa CNHH&TP với vai trò là cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng cao trong lĩnh vực hóa học. Đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đặc lực cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, cần đặt ra những mục tiêu cụ thể trong các thời kỳ khác nhau để phát triển nhanh và toàn diện nhằm hoàn thành sứ mạng đã đề ra.

3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Lịch sử phát triển Khoa CNHH&TP được thành lập, theo quyết định số 38/QĐ- ĐHSPKT-TCCB/21-01-2007, ngày  24 tháng 01 năm 2007 của Hiệu trưởng trường ĐHSPKT Tp.HCM, nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo các kỹ sư công nghệ: Hóa học, Thực phẩm, Môi trường. Từ đó đến nay Khoa phát triển rất nhanh kể cả mặt quy mô và chất lượng đào tạo. Hiện nay, Khoa có 3 Bộ môn: Công nghệ Thực phẩm (CNTP), Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (CNKTMT) và Công nghệ Hóa học (CNHH), đào tạo cho 2 ngành CNTP, CNKTMT. Ngoài ra, khoa còn có 1 Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường (TTCNMT) hoạt trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật liên kết với doanh nghiệp.

4. NGUỒN NHÂN LỰC
Khoa gồm 35 cán bộ giảng dạy (CBGD) cơ hữu. Trong đó, trên 90% giảng viên có trình độ trên đại học được đào tạo ở trong và ngoài nước, trong đó: 1 PGS.TS, 3 TS, 16 NCS, 11 Thạc sĩ và 4 kỹ sư và cử nhân đang học Cao học. Với nguồn nhân lực này đã đáp ứng được các mục tiêu đào tạo đã đặt ra cho 2 ngành CNTP và CNKTMT.


5. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Khoa CNHH&TP có 10 Phòng thí nghiệm, 2 phòng chuyên đề, các phòng thí nghiệm, phòng chuyên đề được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, đáp ứng mục tiêu đào tạo, học tập và nghiên cứu khoa học của CBGD và SV hai ngành CNTP và CNMT.

6. ĐÀO TẠO

Khoa CNHH&TP luôn đẩy mạnh chất lượng đào tạo của hai ngành CNTP và CNKTMT.  Triển khai kế hoạch đào tạo cho 2 ngành CNTP và CNKTMT theo chương trình đào tạo mới 150TC (theo hướng tiếp cận CDIO). Lấy chuẩn đầu ra làm mục tiêu đào tạo, đào tạo những kỹ sư CNTP và CNKTMT có: trình độ chuyên môn giỏi, tư cách đạo đức tốt, thái độ làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội, cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa Đất Nước.


7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Khoa CNHH&TP trong những năm qua đã xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ NCKH gắn liền với mục tiêu đào tạo, với thực tế sản xuất và phát triển KH&CN của toàn Ngành và của Đất Nước, nâng cao năng lực chuyên môn, gắn liền với học tập để nâng cao trình độ cho mỗi CBGD. Từ những định hướng đó Khoa CNHH&TP đã động viên và khuyến khích các CBGD tích cực tham gia NCKH, thực hiện các đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết những vẫn đề tồn tại trong công tác đào tạo cũng như trong thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, các CBGD đã nhiệt tình và có trách nhiệm hướng dẫn sinh viên tham gia NCKH đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của mỗi CBGD nhằm nâng cao năng lực đào tạo, cũng như ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất, tạo ra môi trường lành mạnh cho thầy và trò học tập, nghiên cứu cùng nhau phát triển. Ngoài ra, Khoa còn tích cực đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học cũng như triển khai kết quả nghiên cứu với các Viện Nghiên cứu, các Sở Khoa học Công nghệ của TP.HCM và các tỉnh thành khác. Từ các kết quả nghiên cứu đã đạt được, sẽ công bố trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có uy tính và đã chuyển giao được một số kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp sản xuất.



8. QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hợp tác quốc tế là một trong những hoạt động phát triển chung của toàn Trường, trong đó có Khoa CNHH&TP. Hợp tác quốc tế giúp cho Khoa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Khoa khuyến khích các cá nhân và các Bộ môn chủ động liên lạc với các trường đại học ở nước ngoài để có những kênh đào tạo và các dự án nhằm nâng cao năng lực trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

9.  ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

  • Về nguồn nhân lực: Theo quy hoạch, từ năm 2013 – 2020 lực lượng giảng viên của Khoa sẽ tăng thêm về số lượng và chất lượng. Trên 90% giảng viên có trình độ trên đại học, 60% – 80% là tiến sĩ.
  • Về đào tạo: Khoa CNHH&TP luôn luôn đẩy mạnh chất lượng đào tạo của hai ngành CNTP và CNMT. Ngoài ra, kế hoạch của Khoa CNHH&TP từ năm 2013 – 2020: mở rộng quy mô đạo tạo ở bậc đại học để đáp ứng nhu cầu xã hội

Xây dựng các bộ môn nằm trong nhóm ngành CNTP và CNKTMT như: Hóa sinh và vi sinh thực phẩm, Quản trị và đo lường chất lượng thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy sản, Quản lý Môi trường.

Xây dựng dự án mở rộng các chuyên ngành đào tạo bậc đại học như: Hóa dược, CNHH, Quá trình & thiết bị trong CNHH&TP, Công nghệ sinh học (CNSH), Công nghệ vật liệu (CNVL), đồng thời xây dựng chương trình đào tạo bậc đại học liên thông cho 2 ngành CNTP, CNKTMT.

Xây dựng dự án mở các ngành đào tạo sau đại học (cao học, tiến sĩ) cho hai ngành CNTP và CNKTMT theo hướng giáo dục hiện đại.

  • Về nghiên cứu khoa học: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và triển khai kết quả nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động trọng tâm để phát triển Khoa. Toàn thể CBGD đều tham gia các đề tài nghiên cứu các cấp, các dự án nghiên cứu và sản xuất với các doanh nghiệp. Khoa khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên hai ngành CNTP và CNMT được nghiên cứu khoa học và tham dự các giải thưởng nghiên cứu khoa học ở cấp thành phố và trong cả nước.

- Trưởng khoa: TS. Võ Thị Ngà
ĐT: 84 8 37221223 (8401)
Email:
ngavt@hcmute.edu.vn

- Văn phòng:
ĐT: 84 8 37221223 (8400)
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Dự án “Sản xuất nui gạo mầm chuối xanh”

nhận giải DỰ ÁN TIỀM NĂNG -

Khoa CNHH&TP, trường ĐHSPKT

  

CUỘC THI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA VÀ THỰC PHẨM | HCMUTE

  

 

FACEBOOK KHOA CÔNG NGHỆ 

HÓA HỌC & THỰC PHẨM

GROUP ZALO BM CN MÔI TRƯỜNG





 

Copyright © 2013, HCMC University of Technology and Education
Faculty of Chemical and Food Technology
Address: 1 Vo Van Ngan Street, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: (+84) 28 37221223 (4 8400)
E-mail: kcnhtp@hcmute.edu.vn 


Truy cập tháng:2,936

Tổng truy cập:10,097