1. Tìm hiểu ngành CNKT Hóa học
Ngành CNKT Hóa học (tên tiếng Anh: Chemical Engineering Technology) là ngành
khoa học kỹ thuật dựa trên nền tảng các kiến thức của khoa học Hóa học để từ đó
nghiên cứu phát triển, thiết kế và vận hành các công nghệ sản xuất những sản phẩm
thuộc lĩnh vực Hóa học. Đây là một ngành khoa học kỹ thuật kết hợp các kiến thức
của Hóa học cơ bản và Hóa học công nghệ.
Chương trình đào tạo ngành CNKT Hóa học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức
từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học, cung cấp những kỹ năng cần
thiết để làm việc trong phòng thí nghiệm và làm việc như một Kỹ sư công nghệ tại
các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp Hóa học. Sinh viên sẽ
hiểu biết những kiến thức cơ bản về qui trình sản xuất, các bước chuyển hóa của
hóa chất trong công nghệ sản xuất, tính toán thiết kế, lập bản vẽ, đọc bản vẽ
thiết kế, vận hành máy móc, cách thức kiểm soát và cải tiến qui trình công nghệ,
các phương pháp đánh giá tính chất của sản phẩm…
Bên cạnh đó, chương trình
đào tạo cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và
công nghệ sản xuất của một trong 4 chuyên ngành hẹp, bao gồm:
(i)
CNKT Hóa hữu cơ: tập trung
đào tạo Kỹ sư về công nghệ chiết tách các hợp chất thiên nhiên, công nghệ sản
xuất các hương liệu, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, công nghệ sản xuất
giấy, công nghệ sản xuất các chất màu hữu cơ, công nghệ nhuộm màu…
(ii)
CNKT Hóa vô cơ: tập trung
đào tạo Kỹ sư về công nghệ sản xuất phân bón; công nghệ sản xuất xi măng, gạch
ngói và gốm sứ; công nghệ sản xuất thủy tinh; công nghệ sản xuất các sản phẩm
điện hóa (pin, acquy…) và các công nghệ xi mạ…
(iii)
CNKT Hóa Polymer: tập trung
đào tại Kỹ sư về công nghệ sản xuất chất dẻo tổng hợp, công nghệ gia công các sản
phẩm Polymer (đùn, đúc, ép…), công nghệ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp,
công nghệ vật liệu Composite, công nghệ sản xuất Sơn và các chất kết dính (keo)…
(iv)
CNKT Hóa Dược: tập trung đào
tạo Kỹ sư về công nghệ chiết tách các hợp chất thiên nhiên có dược tính, kỹ thuật
tổng hợp, thiết kế thuốc và kiểm định thuốc, kỹ thuật đánh giá hoạt tính sinh học
của thuốc, công nghệ cơ bản trong lĩnh vực gia công và sản xuất các dạng thuốc
viên, thuốc cốm, thuốc nước. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ cung cấp các kiến
thức cơ bản về công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine và thực phẩm chức
năng.
Chương trình đào tạo đặc biệt chú trọng tăng cường các môn học
thực hành, thí nghiệm và kết hợp đào tạo thực tế tại các doanh nghiệp.
Ngoài ra, chương trình đào tạo
cũng chú trọng các kiến thức bổ trợ giúp đào tạo được một Kỹ sư có kiến thức
toàn diện để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của thị trường
lao động và của toàn xã hội như: Kinh tế học, Quản trị học, Tối ưu hóa và khối
kiến thức về Công nghệ thông tin…
2. Chương trình đào tạo ngành CNKT Hóa học
2.1
Kiến thức giáo dục đại cương
STT
|
TÊN HỌC PHẦN
|
I
|
Khoa
học Xã hội & Nhân văn
|
1
|
Triết học Mác - Lênin
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
4
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
5
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
6
|
Pháp luật đại cương
|
7
|
Kinh tế học đại cương
|
8
|
Nhập môn quản trị chất lượng
|
9
|
Nhập môn Quản trị học
|
10
|
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
|
II
|
Ngoại
ngữ
|
11
|
Anh văn 1
|
12
|
Anh văn 2
|
13
|
Anh văn 3
|
III
|
Nhập
môn ngành đào tạo
|
14
|
Nhập môn ngành CN Kỹ thuật hóa học
|
IV
|
Nhập
môn tin học
|
15
|
Tin học
văn phòng nâng cao (Exel, word, Power Point) hoặc lập trình Python
|
V
|
Toán
học và KHTN
|
16
|
Toán 1
|
17
|
Toán 2
|
18
|
Toán 3
|
19
|
Vật lý 1
|
20
|
Vật lý 2
|
21
|
Kỹ thuật Phòng thí nghiệm và an toàn hóa
chất
|
22
|
Hóa đại cương A1
|
23
|
Thí nghiệm Hóa đại cương
|
VI
|
Giáo dục thể chất
|
24
|
Giáo dục thể chất 1
|
25
|
Giáo dục thể chất 2
|
26
|
Giáo dục thể chất 3
|
VII
|
Giáo
dục quốc phòng
|
2.2
Kiến thức cơ sở ngành
STT
|
TÊN HỌC PHẦN
|
27
|
Vẽ kỹ thuật - Cơ bản
|
28
|
Cơ ứng dụng
|
29
|
Cơ học lưu chất ứng dụng
|
30
|
Kỹ thuật điện
|
31
|
Hóa vô cơ
|
32
|
Thí nghiệm hóa vô cơ
|
33
|
Hóa phân tích
|
34
|
Các phương pháp phân tích công cụ
|
35
|
Thí nghiệm hóa phân tích
|
36
|
Hóa hữu cơ
|
37
|
Thí nghiệm hóa hữu cơ
|
38
|
Hóa lý 1
|
39
|
Hoá lý 2
|
40
|
Thí nghiệm hóa lý
|
41
|
Kỹ thuật nhiệt
|
42
|
Quá trình thiết bị truyền nhiệt
|
43
|
Quá trình thiết bị truyền khối
|
44
|
Quá trình thiết bị cơ học
|
45
|
Kỹ thuật phản ứng
|
46
|
Thí nghiệm quá trình thiết bị
|
47
|
Thống kê và quy hoạch thực nghiệm trong CNKT Hóa học
|
48
|
Cơ sở thiết kế máy và nhà máy hóa chất
|
49
|
Đồ án thiết kế máy thiết bị
|
2.3 Kiến thức chuyên ngành
STT
|
TÊN HỌC PHẦN
|
50
|
Đại cương về khoa học và kỹ thuật vật liệu
|
51
|
Công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ
|
52
|
Công nghệ sản xuất các hợp chất hữu cơ
|
53
|
Hoá học polymer
|
54
|
Công nghệ điện hóa
|
55
|
Chuyên đề tốt nghiệp
|
56
|
Thí nghiệm các phương pháp phân tích hiện đại
|
57
|
Thực tập tốt nghiệp
|
58
|
Khóa luận tốt nghiệp
|
2.4 Kiến thức chuyên ngành hẹp
2.4.1 Chuyên ngành CNKT Hóa hữu cơ
STT
|
TÊN HỌC PHẦN
|
59
|
Công nghệ các sản phẩm tẩy rửa
|
60
|
Công nghệ chất màu hữu cơ
|
61
|
Công nghệ hóa hương liệu
|
62
|
Công nghệ hóa mỹ phẩm
|
63
|
Các phương pháp phổ nghiệm phân tích hợp chất hữu cơ
|
64
|
Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy
|
65
|
Công nghệ các sản phẩm hóa nông
|
66
|
Công nghệ nhuộm
|
67
|
Hóa dược
|
68
|
Thí nghiệm chuyên ngành CNKT Hóa hữu cơ
|
2.4.2 Chuyên ngành CNKT Hóa vô cơ
STT
|
TÊN HỌC PHẦN
|
59
|
Công nghệ phân bón
|
60
|
Công nghệ sản xuất ceramic truyền thống
|
61
|
Công nghệ sản xuất các chất kết dính vô cơ
|
62
|
Hóa lý Silicat
|
63
|
Các phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu vô cơ
|
64
|
Công nghệ khoáng sản
|
65
|
Công nghệ chất màu vô cơ
|
66
|
Vật liệu vô cơ tiên tiến
|
67
|
Thí nghiệm chuyên ngành CNKT Hóa vô cơ
|
2.4.3 Chuyên ngành CNKT Hóa polymer
STT
|
TÊN HỌC PHẦN
|
59
|
Công nghệ vật liệu polymer composite
|
60
|
Công nghệ sản xuất chất dẻo
|
61
|
Cơ sở công nghệ cao su
|
62
|
Các phương pháp phân tích và đánh giá vật liệu polymer
|
63
|
Kỹ thuật gia công polymer
|
64
|
Công nghệ polymer kết dính
|
65
|
Công nghệ màng polymer
|
66
|
Vật liệu polymer tiên tiến
|
67
|
Công nghệ sợi
|
68
|
Công nghệ sơn
|
69
|
Thí nghiệm chuyên ngành CNKT Hóa polymer
|
2.4.4 Chuyên ngành CNKT Hóa dược
STT
|
TÊN HỌC PHẦN
|
59
|
Các phương pháp phổ nghiệm trong Hóa dược
|
60
|
Cơ sở kỹ thuật xác định hoạt tính sinh học
|
61
|
Vật liệu Dược và Y sinh
|
62
|
Cơ sở tổng hợp thuốc
|
63
|
Thiết kế thuốc
|
64
|
Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc
|
65
|
Kiểm nghiệm thuốc
|
66
|
Công nghệ bảo quản Dược liệu
|
67
|
Công nghệ kỹ thuật bào chế
|
68
|
Công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng
|
69
|
Công nghệ sản xuất kháng sinh
|
70
|
Công nghệ sản xuất vaccine
|
71
|
Công nghệ vi sinh
|
72
|
Kỹ thuật sản xuất dược phẩm
|
73
|
Thí nghiệm chuyên ngành CNKT Hóa dược
|
3. Các khối thi vào ngành CNKT Hóa học
- Mã ngành: 7510401
- Ngành CNKT Hóa học
xét tuyển các tổ hợp môn sau:
·
A00 (Toán, Lý, Hóa)
·
B00 (Toán, Hóa, Sinh)
·
D90 (Toán, KHTN, Anh)
·
D07 (Toán, Hóa, Anh)
4.
Điểm chuẩn ngành CNKT Hóa học tại ĐH SPKT
Năm 2021
|
Điểm
chuẩn tuyển sinh (Điểm thi THPT)
|
Hệ đại trà
|
A00 (26), B00 (26), D07 (26,5), D90 (26,5)
|
Hệ chất lượng cao
|
A00 (25), B00 (25), D07 (25,5), D90 (25,5)
|
5. Cơ hội việc làm ngành Hóa CNKT Hóa học
Ngành CNKT Hóa học là
một ngành công nghệ chủ chốt của nền công nghiệp và sản xuất Việt Nam. Tại miền
Nam, đặc biệt là các tỉnh Đông Nam Bộ hiện nay có hàng trăm khu công nghiệp và
khu chế xuất đang hoạt động nên nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư Hóa rất lớn dẫn đến
tình trạng khan hiếm nhân lực trong lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học. Sau từ 1 đến 3
tháng ra trường, đã có hơn 90% Kỹ sư Hóa của ĐH SPKT có việc làm đúng chuyên
ngành.
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ
sư ngành CNKT Hóa học có thể hoạt động và làm việc tại các vị trí như:
·
Cán bộ giảng dạy ngành Hóa học và CNKT Hóa học tại các trường
đại học và cao đẳng;
·
Có thể tiếp tục học sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ): để trở thành các chuyên
gia và cán bộ nghiên cứu.
·
Cán bộ nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong các viện,
các trung tâm, các công ty, các nhà máy xí nghiệp sản xuất các sản phẩm Hóa
học.
·
Kỹ sư công nghệ quản lý sản xuất tại
bộ phận Kỹ thuật trong các công ty sản xuất
·
Chuyên viên kế hoạch sản xuất
·
Chuyên viên đảm bảo chất lượng (QA)
·
Chuyên viên kiểm soát chất lượng (QC)
·
Chuyên viên kinh doanh các sản phẩm, trang
thiết bị, công nghệ Hóa học
6. Thu nhập của Kỹ sư CNKT Hóa học
Thông thường mức lương Kỹ sư CNKT Hóa học đối với sinh
viên mới ra trường là từ 10 đến 12 triệu đồng. Đối với những vị trí như chuyên
viên, cán bộ giảng dạy, giảng viên, làm công tác quản lý, người lao động sẽ
nhận được mức lương cao hơn.
Ngoài, nếu Kỹ sư Hóa làm ở lĩnh vực là kinh doanh sản
phẩm, trang thiết bị, máy móc trong lĩnh vực Hóa học thì có thể có nguồn thu
nhập rất cao. Điều này phụ thuộc vào khả năng làm việc và kỹ năng kinh doanh
của Kỹ sư công nghệ.
7. Những tố chất phù hợp với ngành CNKT Hóa
học
Ngành CNKT Hóa học là
ngành học Kỹ thuật, cần nhiều khả năng tư duy. Do đó, sinh viên theo học ngành
này khuyến khích cần có các điều kiện và tố chất sau:
·
Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ;
·
Sự nhẫn nại và chính xác
·
Tư duy hợp lý, logic;
·
Khả năng học, tự học và tự nghiên cứu;
·
Có đầu óc quan sát, sáng tạo;
·
Nhiệt huyết, say mê với nghề;
·
Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi;
·
Có khả năng ngoại ngữ và thành thạo máy tính.
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA
HỌC.