1. Tìm hiểu về ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (tên tiếng Anh là Environmental Engineering Technology) là ngành học ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ xử lý, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời sử dụng các phương pháp Hóa – Lý - Sinh học để thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải. Bên cạnh đó, ngành Kỹ thuật Môi trường giúp người học có khả năng đề xuất các biện pháp quản lý trong công tác bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.
- Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành về các kỹ thuật xử lý môi trường như: xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, đất và chất thải rắn. Đồng thời, chương trình giúp cho sinh viên có khả năng nhận biết, phân tích, giải quyết các vấn đề môi trường và đề xuất các giải pháp, thiết kế, xây dựng và quản lý các hệ thống xử lý chất thải. Bên cạnh đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp còn có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp; kỹ năng làm việc nhóm và trình độ ngoại ngữ phù hợp với công việc, đồng thời có thái độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
PHẦN BẮT BUỘC
|
I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
1
|
Những NLCB của CN Mác – Lênin
|
2
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
3
|
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
|
4
|
Pháp luật đại cương
|
5
|
Toán 1
|
6
|
Toán 2
|
7
|
Toán 3
|
8
|
Vật lý 1
|
9
|
Vật lý 2
|
10
|
Hoá đại cương
|
11
|
Hóa phân tích
|
12
|
Thí nghiệm Hóa phân tích
|
13
|
Kỹ thuật điện
|
14
|
Nhập môn ngành CNKT Môi trường
|
15
|
Tin học dành cho kỹ sư (Microsoft Office nâng cao
|
16
|
Vẽ kỹ thuật 1
|
17
|
Môi trường đại cương
|
18
|
Giáo dục thể chất 1
|
19
|
Giáo dục thể chất 2
|
20
|
Giáo dục thể chất 3
|
21
|
Giáo dục quốc phòng
|
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
|
1. Khối kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành
|
22
|
Hóa kỹ thuật môi trường
|
23
|
Thống kê và tối ưu hóa trong hệ thống MT
|
24
|
Cơ lưu chất
|
25
|
Quá trình cơ học
|
26
|
Quá trình thiết bị môi trường
|
27
|
Hóa phân tích môi trường
|
28
|
Anh văn cho Kỹ sư môi trường
|
29
|
Vi sinh kỹ thuật môi trường
|
30
|
AutoCAD trong lĩnh vực môi trường
|
31
|
Thiết kế nghiên cứu kỹ thuật môi trường
|
2. Khối kiến thức chuyên ngành lý thuyết
|
32
|
Kỹ thuật xử lý nước cấp
|
33
|
Kỹ thuật xử lý nước thải
|
34
|
Kỹ thuật xử lý khí thải
|
35
|
Quản lý môi trường
|
36
|
Quản lý chất thải rắn và nguy hại
|
37
|
An toàn sức khỏe môi trường
|
38
|
Ô nhiễm đất và kỹ thuật xử lý
|
39
|
Quan trắc môi trường
|
40
|
Mạng lưới cấp thoát nước
|
41
|
Liên hệ doanh nghiệp
|
3. Khối kiến thức chuyên ngành thực hành
|
42
|
Thí nghiệm hóa phân tích môi trường
|
43
|
Thí nghiệm hóa kỹ thuật môi trường
|
44
|
Thực tập xử lý nước cấp
|
45
|
Thực tập xử lý nước thải
|
46
|
Thực tập xử lý khí thải
|
47
|
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường
|
48
|
Thực tập mạng lưới cấp thoát nước
|
49
|
Thực tập tham quan nhận thức
|
50
|
Đồ án xử lý nước cấp
|
51
|
Đố án xử lý nước thải
|
52
|
Đồ án xử lý khí thải
|
53
|
Thực tập tốt nghiệp
|
PHẦN TỰ CHỌN
|
I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
54
|
Kinh tế học đại cương
|
55
|
Nhập môn quản trị chất lượng
|
56
|
Kỹ năng xây dựng kế hoạch
|
57
|
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
|
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
|
58
|
Sản xuất sạch hơn và Thiết kế bền vững
|
59
|
Đánh giá tác động môi trường
|
60
|
Kinh tế môi trường
|
61
|
Hệ thống thông tin địa lý
|
62
|
Quản lý dự án môi trường
|
63
|
Kỹ thuật thông gió và xử lý tiếng ồn
|
64
|
Thủy văn môi trường
|
III. KHỐI KIẾN THỨC LIÊN NGÀNH (Sinh viên có thể chọn 6 tín chỉ liên ngành để thay thế cho các môn học chuyên ngành trong phần tự chọn)
|
Option 1 (Khối ngành Môi trường) (SV chọn 3 trong các môn sau)
|
65
|
Sản xuất sạch hơn và Thiết kế bền vững
|
66
|
Đánh giá tác động môi trường
|
67
|
Kinh tế môi trường
|
68
|
Quản lý dự án môi trường
|
69
|
Thủy văn môi trường
|
70
|
Hệ thống thông tin địa lý
|
71
|
Kỹ thuật thông gió và xử lý tiếng ồn
|
Option 2 (Khối ngành Xây dựng)
|
72
|
Quản lý chất lượng và Tư vấn giám sát
|
73
|
Vật liệu xây dựng
|
74
|
Kết cấu công trình bê tông cốt thép
|
Option 3 (Khối ngành Điện)
|
75
|
Hệ thống điều khiển tự động
|
76
|
Kỹ thuật điện công nghiệp
|
Option 4 (Khối ngành Hóa)
|
77
|
Vật liệu học
|
78
|
Công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ
|
79
|
Hóa học Polymer
|
Option 5 (Khối ngành Thực phẩm)
|
80
|
Hóa hóa thực phẩm
|
81
|
Công nghệ sinh học thực phẩm
|
82
|
Quản lý chất lượng thực phẩm
|
Option 6 (Khối ngành Kinh tế)
|
83
|
Makerting cơ bản
|
84
|
Quản trị công nghệ
|
Option 7 (Khối ngành cơ khí)
|
85
|
Công nghệ chế tạo máy
|
86
|
Thiết kế cơ khí
|
TỐT NGHIỆP
|
87
|
Khóa luận tốt nghiệp
|
3. Các khối thi vào ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
- Mã ngành: 7510406
- Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- D07 (Toán, Hóa, Anh)
- D90 (Toán, Anh, KHTN)
4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Tùy theo đề án tuyển sinh của của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM theo từng năm mà mức điểm ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường có những thay đổi phù hợp và đạt đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường có điểm chuẩn từ 19 điểm đến 23.5 điểm (Năm 2021).
Năm 2021
|
Điểm chuẩn tuyển sinh
|
Hệ đại trà
|
23.5
|
Hệ chất lượng cao
|
19.75
|
5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường là ngành học rất cần thiết. Hiện nay, hầu hết các công ty, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp đều cần kỹ sư môi trường để quản lý sản xuất, đảm bảo công nghệ, theo dõi quy trình, thực hiện sáng chế sản phẩm theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, số lượng doanh nghiệp bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn ISO 14001 ngày càng nhiều hơn. Để đạt tiêu chuẩn này, các công ty phải có hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn và sự có mặt của những kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Môi trường là cực kỳ cần thiết. Nhu cầu bổ sung nhân lực ngành Môi trường hiện nay rất lớn tại các vị trí như:
- Kỹ sư thi công và vận hành và giám sát các công trình xử lý môi trường như công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, …
- Kỹ sư, quản lý vận hành các công trình xử lý môi trường trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, thương mại, khu công nghiệp, khu dân cư.
- Cán bộ phân tích kiểm nghiệm các chỉ tiêu môi trường nước-rắn-khí trong các trung tâm quan trắc, phòng thí nghiệm.
- Cán bộ nghiên cứu trong các viện, các trung tâm, các công ty, các nhà máy xí nghiệp sản xuất;
- Cán bộ làm tại các phòng ban, sở, chi cục bảo vệ môi trường của các quận huyện, tỉnh, thành phố;
- Chuyên viên làm công tác quản lý môi trường, an toàn sức khỏe trong các công ty sản xuất và kinh doanh;
- Các doanh nhân/kỹ sư bán hàng trong lĩnh vực sản xuất/cung cấp thiết bị công nghệ môi trường;
- Chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, soạn thảo chính sách ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường;
- Cán bộ giảng dạy Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trong các trường đại học và cao đẳng;
- Có thể học tiếp sau đại học thạc sỹ và tiến sỹ trong và ngoài nước
6. Mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
Thông thường mức lương ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường đối với sinh viên mới ra trường là từ 7 đến 15 triệu đồng/tháng. Đối với những vị trí như chuyên viên, cán bộ giảng dạy, giảng viên, làm công tác quản lý, kỹ sư công trình, quản lý môi trường trong nhà máy bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn đó là từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn tùy vị trí làm việc.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường là ngành học cần nhiều khả năng tư duy, kiến thức xã hội và kiến thức liên ngành. Do đó, sinh viên theo học ngành này cần có đủ các điều kiện và tố chất cần thiết sau:
- Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ;
- Sự nhẫn nại và thông minh;
- Tư duy hợp lý, logic;
- Khả năng học và tự học, tự nghiên cứu;
- Có đầu óc quan sát, sáng tạo;
- Nhiệt huyết, say mê với nghề;
- Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi;
- Có khả năng ngoại ngữ và thành thạo máy tính.