Tác giả :


1. Tìm hiểu về chương trình Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm

 

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành công nghệ thực phẩm (The Master of Food Technology program) được thiết kế giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức về công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất và phân tích thực phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, quản lý và tư vấn về dinh dưỡng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

2. Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm

 

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành CNTP là chương trình được xây dựng dựa trên quá trình nghiên cứu nhu cầu và thực trạng của ngành CNTP hiện nay, chú trọng nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật. Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM được xây dựng theo hai hướng như sau:

Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế.

Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Thông tin cụ thể về các môn học trong CTĐT được trình bày trong bảng dưới đây:

A. HƯỚNG ỨNG DỤNG

I. Môn chung

1

Triết học

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

II. Kiến thức cơ sở ngành

Phần bắt buộc

1

Vi sinh thực phẩm nâng cao

2

Hóa sinh thực phẩm nâng cao

Phần tự chọn (Chọn 01 trong 05 môn)

1

Các kỹ thuật phân tích hiện đại trong CNTP

2

Carbohydrate trong CNTP

3

Mô hình hóa và tối ưu hóa trong CNTP và Sinh học

4

Ứng dụng kỹ thuật nhiệt trong chế biến thực phẩm

5

Quản lý an toàn thực phẩm

III. Kiến thức chuyên ngành

Phần bắt buộc

1

Các kỹ thuật hiện đại trong CNTP

2

Đánh giá cảm quan thực phẩm

3

Chuyên đề

Phần tự chọn (Chọn 01 trong 08 môn)

1

Công nghệ sản xuất sạch hơn

2

Độc tố học thực phẩm

3

Nghiên cứu phát triển sản phẩm

4

Công nghệ lên men thực phẩm nâng cao

5

Công nghệ enzyme và protein

6

Công nghệ sau thu hoạch

7

Các chất màu trong CNTP

8

Thực phẩm chức năng

IV. Luận văn tốt nghiệp

B. HƯỚNG NGHIÊN CỨU

I. Môn chung

1

Triết học

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

II. Kiến thức cơ sở ngành

Phần bắt buộc

1

Chuyên đề 1

Phần tự chọn (Chọn 01 trong 07 môn)

1

Hóa sinh thực phẩm nâng cao

2

Vi sinh thực phẩm nâng cao

3

Các kỹ thuật phân tích hiện đại trong CNTP

4

Carbohydrate trong CNTP

5

Mô hình hóa và tối ưu hóa trong CNTP và Sinh học

6

Ứng dụng kỹ thuật nhiệt trong chế biến thực phẩm

7

Quản lý an toàn thực phẩm

III. Kiến thức chuyên ngành

Phần bắt buộc

1

Chuyên đề 2

Phần tự chọn (Chọn 01 trong 10 môn)

1

Các kỹ thuật hiện đại trong CNTP

2

Đánh giá cảm quan thực phẩm

3

Công nghệ sản xuất sạch hơn

4

Độc tố học thực phẩm

5

Nghiên cứu phát triển sản phẩm

6

Công nghệ lên men thực phẩm nâng cao

7

Công nghệ enzyme và protein

8

Công nghệ sau thu hoạch

9

Các chất màu trong CNTP

10

Thực phẩm chức năng

IV.Luận văn tốt nghiệp

 

3. Điều kiện tuyển sinh Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm

 

Hằng năm, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có hai hình thức xét tuyển học viên Cao học ngành Công nghệ Thực phẩm: thi tuyển và xét tuyển thẳng.

Thi tuyển

Mã ngành: 8540101;

Các môn thi tuyển:

- Anh văn;

- Toán A;

- Hóa sinh – Vi sinh thực phẩm.

Xét tuyển thẳng

• Mã ngành: 8540101;

• Điều kiện miễn thi tuyển sinh cao học:

- Tốt nghiệp đại học và có điểm trung bình chung từ 7.0 và xếp loại tốt nghiệp từ khá trở lên, đúng ngành, chuyên ngành dự thi, có kết quả rèn luyện cuối khóa xếp từ loại khá trở lên.

Có một trong các chứng chỉ tiếng Anh sau

- IELTS 4.5 trở lên do Hội đồng Anh (British Council) hoặc IDP Education cấp;

- TOEFL ITP, TOEFL 133 CBT, TOEFL 45 iBT, TOEIC 450 trở lên do IIG cấp;

- Hoặc thí sinh đạt TOEIC 500 trở lên trong kỳ thi đánh giá năng lực anh văn đầu ra cho sinh viên do Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM tổ chức;

- Có kết quả đạt kỳ thi sát hạch Anh văn tương cấp độ B1 của khung châu Âu chung do trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM tổ chức.

Các chứng chỉ, giấy chứng nhận kết quả có giá trị 02 năm tính từ ngày thi đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển. 

- Thời gian từ khi có Quyết định tốt nghiệp Đại học đến khi nộp hồ sơ xét tuyển không quá 12 tháng.


* Xem thêm chi tiết: tại đây.

 

4. Điều kiện trúng tuyển Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm

 

Đối với thí sinh thuộc diện thi tuyển, cần phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có).

Căn cứ vào chỉ tiêu theo từng đợt và tổng điểm hai môn thi (không tính điểm môn ngoại ngữ), hội đồng tuyển sinh sẽ xác định phương án trúng tuyển đối với cả hai hình thức tuyển sinh.

 

5. Các trường đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm

 

Hiện nay có nhiều trường đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của người học cũng như các nhà tuyển dụng. Tại khu vực miền Nam, hiện nay có các trường sau:

• Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM;

• Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM;

• Đại học Nông Lâm TP.HCM;

• Đại học Công nghệ Sài Gòn;

• Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM;

• Đại học Công nghiệp TP.HCM;

• Đại học Quốc tế TPHCM;

• Đại học Cần Thơ.

 

6. Cơ hội việc làm cho Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm

 

Công nghệ thực phẩm là ngành thu hút nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước do nhu cầu tiêu thụ lớn của người dân, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này tăng mạnh trong những năm gần đây. Tại Tp. Hồ Chí Minh, ước tính ngành thực phẩm cần hơn 9.000 nhân lực cho năm 2019 và 10.800 nhân lực/năm trong giai đoạn 2020-2025; trong đó nhu cầu lao động có trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%. Thêm vào đó, nhiều trường Cao đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu cũng mở các chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu lao động, tạo nên nhu cầu lớn hơn về nguồn nhân lực có trình độ sau đại học. Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm có thể hoạt động và làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

• Cán bộ quản lý trong các công ty sản xuất và kinh doanh thực phẩm, các cơ quan nhà nước về đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;

• Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) tại các viện nghiên cứu, công ty, nhà máy thực phẩm;

• Chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, soạn thảo chính sách ngành Thực phẩm;

• Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng;

• Cán bộ nghiên cứu trong các viện, các trung tâm, các công ty, các nhà máy xí nghiệp sản xuất thực phẩm;

• Cán bộ giảng dạy Công nghệ Thực phẩm trong các trường đại học và cao đẳng;

• Các doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm;

• Thạc sĩ Công nghệ Thực phẩm còn có thể tham gia vào các ngành như công nghệ sinh học, y sinh, mỹ phẩm;

• Tiếp tục theo học Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm.

 

7. Mức lương Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm

 

Thông thường mức lương ngành Công nghệ Thực phẩm đối với Thạc sĩ mới tốt nghiệp là từ 12 đến 15 triệu đồng. Đối với những vị trí như chuyên viên, cán bộ giảng dạy, giảng viên, cán bộ làm công tác quản lý và có thâm niên cao, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn đó là từ 15 đến 40 triệu đồng cho một tháng làm việc.

Tuy nhiên, nếu bạn là doanh nhân ngành thực phẩm, bạn có thể có nguồn thu nhập cao hơn mức thu nhập trên rất nhiều. Điều này phụ thuộc vào mức độ được chấp nhận của sản phẩm trên thị trường. Với kiến thức vững và kỹ năng được đào tạo bài bản, tương lai khởi nghiệp, làm chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm cũng rất phù hợp với những Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm.

 

8. Những tố chất phù hợp với chương trình Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm

 

Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm cần có khả năng tư duy, phân tích, giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng thực phẩm, cũng như nghiên cứu, phát triển sản phẩm thực phẩm mới phù hợp thị hiếu người tiêu dùng và yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Vậy nên học viên theo học ngành này cần có đủ các điều kiện và tố chất cần thiết sau:

• Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ;

• Tư duy hợp lý, logic;

• Khả năng học và tự học, tự nghiên cứu;

• Có đầu óc quan sát, sáng tạo;

• Nhiệt huyết, say mê với nghề;

• Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi;

• Có tính kỷ luật;

• Có khả năng ngoại ngữ và thành thạo máy tính...

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm và có lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Dự án “Sản xuất nui gạo mầm chuối xanh”

nhận giải DỰ ÁN TIỀM NĂNG -

Khoa CNHH&TP, trường ĐHSPKT

  

CUỘC THI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA VÀ THỰC PHẨM | HCMUTE

  

 

FACEBOOK KHOA CÔNG NGHỆ 

HÓA HỌC & THỰC PHẨM

GROUP ZALO BM CN MÔI TRƯỜNG





 

Copyright © 2013, HCMC University of Technology and Education
Faculty of Chemical and Food Technology
Address: 1 Vo Van Ngan Street, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: (+84) 28 37221223 (4 8400)
E-mail: kcnhtp@hcmute.edu.vn 


Truy cập tháng:1,883

Tổng truy cập:9,044