ĐỊNH
HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm chúng tôi cho rằng “mục
đích của nghiên cứu khoa học là góp phần làm thay đổi thế giới xung quanh theo chiều
hướng tốt hơn, là để phục vụ cuộc sống”. Vì thể, để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đã đưa ra những định hướng nghiên cứu phù hợp trong các ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ kỹ thuật hóa học. Và với những định hướng cụ thể đó, chúng tôi đã được một thành tựu có thể kể đến như: thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, các công bố khoa học và các giải thưởng khoa học công nghệ. Với những thành quả đó, tập thể Khoa đã được nhà trường, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Nhà nước trao tặng nhiều giấy/bằng khen, cờ thi đua.
Những định hướng nghiên cứu cụ thể trong các ngành Công nghệ kỹ thuật môi
trường, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ kỹ thuật hóa học như sau:
1. CÔNG
NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Định hướng nghiên cứu của ngành Công nghệ kỹ thuật
môi trường bao gồm một số lĩnh vực như sau:
1.1 Nghiên
cứu chế tạo các vật liệu hấp phụ thân thiện với môi trường từ nguyên liệu tự
nhiên ứng dụng trong các lĩnh vực xử lý khí thải & xử lý nước thải, chuyển
giao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vật liệu hấp phụ tổng hợp DIAION
Vật liệu cotton phủ polymer hấp thụ và thải nước sạch từ
sương mù
1.2 Nghiên
cứu chế tạo các loại màng lọc công nghệ mới ứng dụng trong xử lý nước thải, xử
lý khí thải chuyển giao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Công nghệ màng lọc sinh học MBR dùng để xử lý nước thải
1.3 Nghiên
cứu chế tạo các thiết bị công nghệ mới ứng dụng trong xử lý môi trường gồm chất
thải rắn, lỏng và khí chuyển giao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thiết bị xử lý nước thải
1.4 Nghiên
cứu công nghệ, xác lập quy trình công nghệ ứng dụng trong xử lý môi trường gồm chất
thải rắn, lỏng và khí chuyển giao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
1.5 Nghiên
cứu về lĩnh vực quản lý tài nguyên và biến đổi khí hậu nhằm mục đích đưa ra các
giải pháp, các khuyến cáo, các dự báo ngăn chặn, đề phòng… các tác động xấu của
môi trường đến đời sống con người.
Tăng hàm lượng khí CO2 sẽ làm
cho nhiệt độ trái đất nóng lên
2. CÔNG
NGHỆ THỰC PHẨM
Định hướng nghiên cứu của ngành Công nghệ thực phẩm
bao gồm một số lĩnh vực như sau:
2.1 Nghiên cứu tìm kiếm các kỹ thuật, công
nghệ hiện đại ứng dụng chế biến và bảo quản các loại thực phẩm, nông sản Việt
Nam, nâng cao giá trị các sản phẩm thực phẩm, nông sản Việt Nam phục vụ cho
tiêu dùng và xuất khẩu.
Một số loại sản phẩm thực phẩm đóng hộp
2.2 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quản
trị chất lượng sản phẩm thực phẩm và đồ uống, tạo ra các sản phẩm thực phẩm
dinh dưỡng và an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu đối với người tiêu dùng của
thị trường trong và ngoài nước.
Một số các loại sản phẩm thực phẩm đồ uống
2.3 Mô hình hóa và tối ưu hóa các quá trình
công nghệ trong chế biến và bảo quản thực phẩm, đồng thời xác lập chế độ công
nghệ ứng dụng vào sản xuất chế biến và bảo quản thực phẩm tại Việt Nam, tạo ra
các sản phẩm có chất lượng và an toàn với chi phí thấp nhất và hạn sử dụng được
kéo dài.
Sơ đồ mô hình hóa và tối ưu hóa các quá
trình công nghệ
Một số sản phẩm sấy lạnh và sấy thăng
hoa
2.4 Nghiên
cứu các quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa học và thực phẩm, tính toán,
thiết kế chế tạo một số hệ thống thiết bị công nghệ mới nhằm phục vụ khai thác,
chế biến các nguồn nguyên liệu tự nhiên, thiên nhiên một cách hợp lý, tạo ra những
sản phẩm an toàn, chất lượng, có giá trị kinh tế.
Hệ thống chiên chân không DVF-01 &
DVF-02
2.5 Nghiên cứu công nghệ sấy thăng hoa tại
Việt Nam, ứng dụng trong một số lĩnh vực như công nghệ dược phẩm, công nghệ
sinh học, công nghệ thực phẩm, …v.v nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao,
có giá trị kinh tế cao. Tạo ra các hệ thống thiết bị sấy thăng hoa hiện đại rẻ
hơn nhiều lần so với thiết bị ngoại nhập cùng năng suất.
Hệ thống sấy thăng hoa DS-9
3.
CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Định hướng nghiên cứu của ngành Công nghệ kỹ thuật
hóa học bao gồm một số lĩnh vực như sau:
3.1 Nghiên cứu phân tích phát hiện và tách chiết những hợp chất thiên nhiên mới có lợi ích cho sức khỏe con người từ các loại cây thảo dược, trên cơ sở đó có những hướng phát triển ứng dụng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm và công nghệ chế biến thực phẩm.
Cấu tạo của một số loại hợp chất thiên
nhiên
3.2 Nghiên cứu tổng hợp một số hợp chất hữu cơ mới thân thiện với con người, ứng dụng làm ra các sản phẩm mới phục vụ cho đời sống con người.
Sơ đồ phản ứng tổng hợp các loại hợp chất
hữu cơ (kiến thức cơ bản)
3.3 Nghiên cứu điều chế một số loại vật liệu mới, nghiên cứu công nghệ nano ứng dụng vào các lĩnh vực kỹ thuật khác để phục vụ đời sống con người.
Công nghệ nano ứng dụng trong vật liệu
xây dựng
3.4 Nghiên cứu chế tạo các hợp chất polymer mới ứng dụng làm ra các sản phẩm mới phục vụ cho đời sống con người.
Một số loại polymer ứng dụng vào sản xuất
hạt nhựa
3.5 Nghiên cứu các quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa học, tính toán, thiết kế và chế tạo một số hệ thống thiết bị công nghệ ứng dụng trong ngành công nghệ hóa học và dầu khí.
Hệ thống nung liên tục và hệ thống tách
chiết