Tác giả :

KỸ NĂNG TRÁNH CÁC LOẠI HÌNH ĐA CẤP CHO SINH VIÊN

Sinh viên làm thế nào để tránh rơi vào bẫy kinh doanh đa cấp???

Hiện nay, bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh khá phổ biến ở nhiều quốc gia, khu vực và thu hút nhiều người tham gia, có những doanh nghiệp kinh doanh được cấp phép và ngược lại cũng còn rất nhiều cơ sở kinh doanh đa cấp trái phép và ngày càng xuất hiện nhiều biến thể. Nếu không hiểu biết rõ về phương thức kinh doanh này thường sẽ dễ dẫn đến bị lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Các em sinh viên năm nhất cần cẩn thận và tránh xa các hình thức đa cấp bất chính đang hoành hành. Bài viết dưới đây sẽ giúp sinh viên nhận diện các loại đa cấp “lừa đảo”, để tránh “tiền mất tật mang”.

Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng mà các chuyên gia đề cập khi nhắc đến các doanh nghiệp đa cấp lừa đảo:

  • Các giọng điệu: “Việc nhẹ lương cao, thời gian linh hoạt”, “Rủ càng đông, hoa hồng càng khủng”. Yêu cầu người tham gia phải đặt cọc, ký quỹ hoặc mua một số lượng sản phẩm nhất định hay phải trả tiền để được tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp.
  •  Không cam kết mua lại hàng hóa trong thời gian luật định và không mua lại với số tiền tối thiểu bằng 90% giá sản phẩm ở thời điểm bán.
  • Người tham gia mạng lưới không phải hưởng lợi ích từ việc bán sản phẩm mà là từ việc lôi kéo người khác tham gia vào mạng lưới. Lợi nhuận không phát sinh từ hoạt động bán hàng mà là từ tuyển dụng người tham gia.
  •  Khuyến khích, hoặc đào tạo người tham gia tuyển người khác vào mạng lưới và hứa trả hoa hồng khi tuyển được người.
  •  Cung cấp hàng hóa kém chất lượng để bán cho người tiêu dùng.
  •  Người trong công ty bán hàng đa cấp hướng dẫn bạn cách vay tiền để mua sản phẩm hoặc vay tiền để đóng phí tham gia mạng lưới.
  •  Bán hàng đa cấp đó buộc và hối thúc người tham gia mua hàng để bán dù biết hàng hóa đó khó tiêu thụ, không thể bán ra thị trường để thu hồi vốn.

Bên cạnh chiêu trò dụ dỗ sinh viên tham gia bán hàng đa cấp (hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng…), kêu gọi người thân quen cùng tham gia buôn bán để gia tăng lợi nhuận,… Hiện nay, đa cấp đã biến tướng dưới nhiều vỏ bọc như:

  • Mở các lớp học kỹ năng, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp để trở thành doanh nhân thành đạt.
  •  Tuyển dụng nhân viên sau đó yêu cầu đặt cọc để “giữ chỗ” việc làm.
  • Tuyển người đánh giá sản phẩm, mua đi – bán lại hàng hóa trên các ứng dụng điện thoại để nhận hoa hồng,…
  • Đầu tư tài chính, tiền ảo theo mô hình đa cấp (mua bán chứng khoán quốc tế, đồng tiền kỹ thuật số, giao dịch quyền lựa chọn nhị phân BO,…).
  • Sinh viên sập bẫy vì những lời dụ dỗ ngon ngọt “việc nhẹ lương cao”, “rủ càng đông, hoa hồng càng khủng”, “lợi nhuận 10-80%/ngày”…

Thậm chí, để tăng “uy tín” cho việc dụ dỗ, thuyết phục sinh viên tham gia bán hàng đa cấp và các khóa học; các đối tượng còn lấy hình ảnh, tên tuổi của sinh viên khóa trước hoặc các Thầy/Cô giáo trong Nhà trường để cắt ghép, rao giảng và cho rằng hệ thống bán hàng này có sự tham gia của sinh viên khóa trước và các Thầy/Cô nên các bạn sinh viên cứ “yên tâm” tham gia.

Sinh viên làm gì để tránh “bẫy” đa cấp?

Sinh viên cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh rơi vào “bẫy” đa cấp lừa đảo:

  • Tìm hiểu về đơn vị, tổ chức hoặc công ty mà sinh viên có ý định học tập hoặc tham gia làm việc. Hỏi thêm ý kiến của người đã từng tham gia và nghiên cứu tài liệu, thông tin về công ty.
  •  Tránh xa những công ty yêu cầu đặt cọc tiền để “giữ chỗ” việc làm.
  • Tìm hiểu kỹ thông tin về các chương trình, khóa học và hoạt động, công việc được tuyên truyền trên mạng xã hội hoặc thông qua các nguồn tin không rõ nguồn gốc khác. Nếu có bất kỳ hình thức nào của đa cấp, sinh viên nên tránh xa.
  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty, vị trí việc làm, công việc cụ thể.
  • Tránh đặt tiền vào những cơ hội đầu tư không rõ ràng hoặc không có giấy tờ chứng minh.
  • Sinh viên không nên tin tưởng vào các lời giới thiệu, lời hứa thu nhập cao mà không cần bỏ ra quá nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
  • Tập trung vào việc học tập và phát triển bản thân.

Thầy PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng (Trưởng Khoa CNHH&TP) có lời nhắn nhủ cho các em sinh viên năm nhất như sau: “Những năm tháng thầy làm quản lý khoa, thầy đã chứng kiến biết bao phụ huynh có con đi theo đa cấp, cuối cùng ba mẹ phải trả nợ, con thì bị kỷ luật thôi học vì nợ môn/tín chỉ quá nhiều. Thật sự đau lòng. Các em biết không! Họ có cái tài dụ dỗ những người ít hiểu biết, ban đầu họ cho mượn vốn không lãi để mở đại lý cấp thấp nhất, người mở đại lý này phải bán hang, đi dụ dỗ khách hàng, nên các em không có thời gian để đầu tư việc học. Khách hàng không có thì bán đổ bán tháo, vậy nợ vốn, lúc này phải dùng đến các ứng dụng (app) vay tiền vốn khi đó bị tính lãi cho vay, rồi cứ tiếp tục như thế, cuối cùng chìm trong nợ nần rồi bỏ học. Khi số tiền vay đủ lớn, những người trong công ty đa cấp bất chính này sẽ thông qua bên đòi nợ, nếu không trả tiền sẽ không để cho gia đình sinh viên yên thân. Trong lúc túng thiếu muốn có tiền thì một số sinh viên bắt buộc phải làm điều phạm pháp, dẫn đến tù tội. Thầy Dũng đúc kết được nếu đi theo đa cấp bất chính thì thân bại danh liệt, “tiền mất tật mang”. Do vậy, đang tuổi học thì phải học thật tốt, chuẩn bị hành trang để sau này khởi nghiệp. Từ đáy lòng mình, thầy mong các em cẩn thận trước lời dụ dỗ. Nếu các em cảm thấy khó để nhận diện các hình thức đa cấp bất chính, hay thấy khó từ chối các lời dụ dỗ ngon ngọt đó, thì thầy Dũng sẵn sàng chỉ dạy cho các em.”

Dưới đây là một bài báo viết về cách mà đa cấp bất chính đã len lỏi vào nhà trường và dụ dỗ các bạn sinh viên: https://vnexpress.net/ba-lan-nhanh-chan-thoat-than-khoi-da-cap-4785477.html?utm_source=facebook&utm_medium=fanpage_VnE&utm_campaign=tienngo&fbclid=IwY2xjawE5bvhleHRuA2FlbQIxMQABHeKz_FoPcWc3K32c4XytZg7G8ASBn0AYx-wf1Q5_dtmYcc94bfYuYWOHXQ_aem_D1lmXKv91h5LcnAlUns5tg

(Nguồn: Đại học Thành Đô và VnExpress)

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Dự án “Sản xuất nui gạo mầm chuối xanh”

nhận giải DỰ ÁN TIỀM NĂNG -

Khoa CNHH&TP, trường ĐHSPKT

  

CUỘC THI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA VÀ THỰC PHẨM | HCMUTE

  

 

FACEBOOK KHOA CÔNG NGHỆ 

HÓA HỌC & THỰC PHẨM

GROUP ZALO BM CN MÔI TRƯỜNG





 

Copyright © 2013, HCMC University of Technology and Education
Faculty of Chemical and Food Technology
Address: 1 Vo Van Ngan Street, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: (+84) 28 37221223 (4 8400)
E-mail: kcnhtp@hcmute.edu.vn 


Truy cập tháng: 14,537

Tổng truy cập:35,414

Truy cập tháng:14,537

Tổng truy cập:35,414