CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠOSAU ĐẠI HỌC
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành
đào tạo : Công nghệ Thực phẩm
Trình
độ đào tạo :Thạc sĩ
Mã ngành : 60540101
Văn bằng tốt nghiệp :
Thạc sĩ
1. Thời
gian đào tạo:1,5 năm
2. Đối
tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp đại học
2.1.
Ngành đúng:
7540101- Công nghệ thực
phẩm,
2.2. Ngành gần:
52540104 - Công nghệ sau
thu hoạch,
52540105 – Công nghệ chế
biến thủy sản,
52420201 – Công nghệ
sinh học,
52420101 – Sinh học
52810501 – Kinh tế
gia đình
Các môn học bổ sung:
STT
|
Tên môn học
|
Số tín chỉ
|
1
|
Các quá trình cơ
bản trong công nghệ thực phẩm
|
2
|
2
|
Hóa học thực phẩm
|
2
|
3
|
Hóa sinh thực
phẩm
|
2
|
4
|
Vi sinh thực phẩm
|
2
|
5
|
Đánh giá cảm quan thực phẩm
|
2
|
2.3.
Ngành xa:
52510401 - Công nghệ kỹ
thuật hóa học
Các
môn học bổ sung:
STT
|
Tên môn học
|
Số tín chỉ
|
1
|
Các quá trình
truyền nhiệt và truyền khối trong CNTP
|
2
|
2
|
Các quá trình cơ
bản trong công nghệ thực phẩm
|
2
|
3
|
Hóa học thực phẩm
|
2
|
4
|
Hóa sinh thực
phẩm
|
2
|
5
|
Vi sinh thực phẩm
|
2
|
6
|
Dinh dưỡng và an
toàn thực phẩm
|
2
|
7
|
Đánh giá cảm quan thực phẩm
|
2
|
8
|
Phụ gia thực phẩm
|
2
|
3. Môn
thi tuyển sinh, hình thức thi:
Môn cơ bản : Toán cao
cấp
Môn cơ sở ngành : Hóa sinh –
vi sinh thực phẩm
Môn ngoại ngữ : Anh văn (trắc
nghiệm).
4. Thang
điểm, quy trình đào tạo, điều kiện bảo vệ luận văn và tốt nghiệp
4.1.Thang
điểm: 10
4.2.Quy
trình đào tạo: Theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm
theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐTngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
4.3.Điều
kiện bảo vệ luận văn:
Học viên chỉ được phép bảo vệ
luận văn tốt nghiệp (LVTN) khi hội đủ tất cả điều kiện dưới đây:
1/Điều kiện chung:
a) Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các
học phần trong chương trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên (theo thang điểm 10);
b) Đạt trình độ
ngoại ngữ theo quy định của Hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
(Quy định 58/QĐ-ĐHSPKT ngày 29/3/2016);
c) Có đơn xin bảo
vệ và cam đoan danh dự về kết quả nghiên cứu trung thực, đồng thời phải có ý kiến xác nhận của người hướng
dẫn là luận văn đạt các yêu cầu theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 của
TT 15/2014;
d) Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ
luật đình chỉ học tập;
đ) Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học
trong luận văn.
e) Được ít nhất 1 trong 2 phản biện tán thành luận văn (trường hợp nếu cả
02 phản biện đều không tán thành luận văn, học viên sẽ không được phép bảo vệ
luận văn tốt nghiệp và phải làm thủ tục kéo dài luận văn theo quy định của
phòng Đào tạo).
2/ Điều kiện của ngành:
4.4. Điều kiện tốt nghiệp:
a) Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn quy định tại
Khoản 2, Điều 27 Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục & Đào tạo (gọi tắt là TT 15/2014);
b) Điểm luận văn
đạt từ 5,5 trở lên;
c) Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận
của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa
theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá
luận văn và nhận xét của các phản biện cho cơ sở đào tạo để sử dụng làm tài
liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều
33 của TT 15/2014;
d) Đã công bố công khai toàn văn luận văn trên website của Nhà trường theo quy
định tại Khoản 9, Điều 34 TT 15/2014;
đ) Nộp hồ sơ xét tốt nghiệp đúng quy định của
Nhà trường.
5. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
5.1. Mục đích (Goals)
Học viên tốt nghiệp có khả năng nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động
nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản
phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc
phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả
kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với
điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế. Học viên sau khi hoàn
thành chương trình học này có thể sẵn sàng làm việc trong các nhà máy, xí
nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh yêu cầu trình độ cao và khả năng tư duy
giải quyết vấn đề tốt. Học viên có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành
và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến
sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
5.2. Mục tiêu đào tạo (Objectives)
Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ
đạt tiêu chuẩn đầu ra cụ thể như sau:
Kiến
thức:
- Có kiến thức cơ sở
ngành nâng cao hóa học thực phẩm, hóa sinh thực phẩm và vi sinh thực phẩm.
- Có kiến
thức chuyên ngành sâu để có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến Công nghệ Thực phẩm.
- Có kiến
thức anh văn chuyên ngành vững chắc, anh văn phổ thông tối thiểu đạt
tiêu chuẩn TOEIC 550.
Kỹ năng:
- Có khả năng nhận diện, phân tích và giải quyết các vấn
đề kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm.
- Có khả năng giải quyết được các vấn đề ở mức độ hệ thống liên quan đến lĩnh vực
Công nghệ thực phẩm.
- Có khả năng đọc hiểu, giao
tiếp, trình bày và báo cáo các vấn đề liên quan trong lĩnh vực Công nghệ Thực
phẩm.
Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức
nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để hình
thành khả năng tư duy, lập luận.
- Nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học và sự cần
thiết phải học tập suốt đời.
5.3. Chuẩn đầu ra
(Program outcomes)
Ký hiệu
|
ELO*
|
Chuẩn đầu ra
|
Trình độ năng lực
|
1.
|
|
Kiến thức
|
|
1.1.
|
1
|
Áp dụng kiến thức cơ bản trong toán học, khoa học
tự nhiên, và khoa học xã hội vào lĩnh vực Công
nghệ thực phẩm.
|
3.0
|
1.2.
|
2
|
Áp dụng được các kiến thức kỹ
thuật cốt lõi trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
|
5.0
|
1.3.
|
3
|
Áp dụng các kiến
thức kỹ thuật nâng cao để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Công nghệ thực
phẩm.
|
6.0
|
2.
|
|
Kỹ năng
|
|
2.1.
|
4
|
Phân tích
được các vấn
đề liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
|
5.0
|
2.2.
|
5
|
Thử nghiệm
và đánh giá kết quả thực nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
|
6.0
|
2.3.
|
6
|
Giải quyết
được các vấn đề ở mức độ hệ thống liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
|
5.0
|
2.4.
|
7
|
Sử dụng
được tiếng anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm trong giao tiếp.
|
4.0
|
3.
|
|
Thái độ
|
|
3.1.
|
8
|
Đánh giá
được vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư công nghệ thực phẩm trong xã hội.
|
5.0
|
3.2.
|
9
|
Nhận thức
được vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư trong doanh nghiệp thực phẩm.
|
5.0
|
3.3.
|
10
|
Nhận biết
được nhu cầu tự học và học tập suốt đời.
|
4.0
|
3.4.
|
11
|
Nhận biết
được các vấn đề về đạo đức, công bằng và các trách nhiệm khác phù hợp với
pháp luật, qui định/chuẩn mực chung của xã hội.
|
3.0
|
*ELO: expected learning outcomes
Thang trình
độ năng lực
Trình độ năng lực
|
Mô tả ngắn
|
0.0 ≤ TĐNL ≤ 1.0
|
Cơ bản
|
Nhớ:
Sinh viên ghi nhớ/ nhận ra/ nhớ lại được kiến thức bằng các hành động như
định nghĩa, nhắc lại, liệt kê, nhận diện, xác định,...
|
1.0 < TĐNL ≤ 2.0
|
Đạt yêu cầu
|
Hiểu:
Sinh viên tự kiến tạo được kiến thức từ các tài
liệu, kiến thức bằng các hành động như giải thích, phân loại, minh họa, suy
luận, ...
|
2.0 < TĐNL ≤ 3.0
|
Áp
dụng: Sinh viên thực hiện/ áp dụng kiến thức để tạo ra các sản phẩm như mô
hình, vật thật, sản phẩm mô phỏng, bài báo cáo,...
|
3.0 < TĐNL ≤ 4.0
|
Thành thạo
|
Phân
tích: Sinh viên phân tích tài liệu/ kiến thức thành các chi tiết/ bộ phận và
chỉ ra được mối quan hệ của chúng tổng thể bằng các hành động như phân tích,
phân loại, so sánh, tổng hợp,...
|
4.0 < TĐNL ≤ 5.0
|
Đánh
giá: SV đưa ra được nhận định, dự báo về kiến thức/ thông tin theo các tiêu
chuẩn, tiêu chí và chỉ số đo lường đã được xác định bằng các hành động như
nhận xét, phản biện, đề xuất,...
|
5.0 < TĐNL ≤ 6.0
|
Xuất sắc
|
Sáng
tạo: SV kiến tạo/ sắp xếp/ tổ chức/ thiết kế/ khái quát hóa các chi tiết/ bộ
phận theo cách khác/ mới để tạo ra cấu trúc/ mô hình/ sản phẩm mới.
|
5.4. Vị trí của người học sau khi
tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, các học viên có thể đảm nhận các vị
trí chủ chốt tại:
- Các phòng kỹ thuật, phòng R&D,
phòng QA/QC… các công ty sản xuất/thương mại/dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực
Công nghệ Thực phẩm.
- Các cơ quan tư vấn và chuyển giao
công nghệ liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm.
- Các trường đại học, cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm.
5.5. Khả năng học tập và nâng cao
trình độ sau khi tốt nghiệp:
Sau khi
ra trường, học viên có một nền tảng kiến thức, tư duy vững chắc, khả năng tiếp
tục nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm, các lĩnh vực kỹ
thuật lân cận khác ở bậc tiến sĩ.
6. Khối lượng kiến thức toàn khoá:
Tổng số tín chỉ toàn khóa : 36 TC
Trong
đó:
- Môn Triết
học : 3
TC
- Môn cơ sở
ngành, chuyên ngành : 6 môn x 3 TC =
18 TC
- Chuyên đề : 3 TC
- Luận văn
Tốt nghiệp : 12 TC
7. Nội dung chương trình
TT
|
Mã môn học
|
Môn học
|
Số tín chỉ
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thực hành/
Thí nghiệm
|
Bài tập/
Tiểu luận
|
I.
|
Môn
học chung
|
3
|
|
|
|
1
|
|
Triết học
|
3
|
3
|
|
|
2
|
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
0
(3)
|
2
|
|
1
|
II
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
9
|
|
|
|
Phần bắt buộc
|
|
|
|
|
1.
|
|
Vi sinh
thực phẩm nâng cao
|
3
|
2
|
1
|
|
2.
|
|
Hóa sinh
thực phẩm nâng cao
|
3
|
2
|
|
1
|
Phần
tự chọn(chọn
01 trong 05 môn)
|
|
|
|
|
1.
|
|
Các kỹ
thuật phân tích hiện đại trong CNTP
|
3
|
2
|
1
|
|
2.
|
|
Carbohydrate trong CNTP
|
3
|
3
|
|
|
3.
|
|
Mô hình hóa
và tối ưu hóa trong CNTP và sinh học
|
3
|
3
|
|
|
4.
|
|
Ứng dụng kỹ
thuật nhiệt trong chế biến thực phẩm
|
3
|
2
|
|
1
|
5.
|
|
Quản lý an
toàn thực phẩm
|
3
|
3
|
|
|
III
|
Kiến thức chuyên ngành
|
12
|
|
|
|
Phần bắt buộc
|
|
|
|
|
1.
|
|
Các kỹ
thuật hiện đại trong CNTP
|
3
|
3
|
|
|
2.
|
|
Đánh giá
cảm quan thực phẩm
|
3
|
2
|
|
1
|
3.
|
|
Chuyên đề
|
3
|
|
|
3
|
Phần tự chọn (chọn 01 trong 08 môn)
|
|
|
|
|
1.
|
|
Công nghệ
sản xuất sạch hơn
|
3
|
3
|
|
|
2.
|
|
Độc tố học
thực phẩm
|
3
|
2
|
1
|
|
3.
|
|
Nghiên cứu
phát triển sản phẩm
|
3
|
2
|
1
|
|
4.
|
|
Công nghệ
lên men thực phẩm nâng cao
|
3
|
2
|
|
1
|
5.
|
|
Công nghệ
Enzyme và Protein
|
3
|
3
|
|
|
6.
|
|
Công nghệ
sau thu hoạch
|
3
|
2
|
|
1
|
7.
|
|
Các chất
màu trong CNTP
|
3
|
2
|
1
|
|
8.
|
|
Thực phẩm
chức năng
|
3
|
3
|
|
|
IV
|
|
Luận văn tốt nghiệp
|
12
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
36
|
|
|
|
8. Kế hoạch đào tạo
Học kỳ 1:
TT
|
Mã MH
|
Tên MH
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
1.
|
|
Triết học
|
3
|
|
2.
|
|
Phương
pháp nghiên cứu khoa học
|
0 (3)
|
|
3.
|
|
Vi sinh
thực phẩm nâng cao
|
3
|
|
4.
|
|
Hóa sinh
thực phẩm nâng cao
|
3
|
|
5.
|
|
Cơ sở
ngành tự chọn
|
3
|
|
Tổng
|
12
|
|
Học kỳ 2:
TT
|
Mã MH
|
Tên MH
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
1.
|
|
Chuyên đề
|
3
|
|
2.
|
|
Các kỹ
thuật hiện đại trong CNTP
|
3
|
|
3.
|
|
Đánh giá
cảm quan thực phẩm
|
3
|
|
4.
|
|
Chuyên
ngành tự chọn
|
3
|
|
Tổng
|
12
|
|
Học kỳ 3:
TT
|
Mã MH
|
Tên MH
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
1.
|
|
Luận văn
tốt nghiệp
|
12
|
Chuyên đề
|
Tổng
|
12
|
|
9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các môn học
9.1. <Triết học> <3>tín chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Học
phần nhằm nâng cao tính khoa học và tính hiện đại của lý luận, gắn lý luận
với những vấn đề của thời đại và của đất nước, đặc biệt là nâng cao năng lực vận
dụng lý luận vào thực tiễn, vào lĩnh vực khoa học chuyên môn.
Mô tả học phần: Học
phần bao gồm các nội dung về tư duy và lý luận triết học Mác-Lênin, các
phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn, vào lĩnh vực khoa học chuyên môn.
9.2. < Vi sinh thực
phẩm nâng cao > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học
cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao về Vi sinh thực phẩm. Các kiến thức
trong môn học bao gồm: các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
vi sinh vật, các phương pháp bảo quản thực phẩm khỏi sự hư hỏng do vi sinh vật,
các chỉ thị về an toàn và chất lượng thực phẩm, cách kiểm soát chất lượng thực
phẩm, các phương pháp cổ điển và hiện đại trong phân tích chỉ tiêu vi sinh vật
trong thực phẩm.
9.3. < Hóa sinh thực
phẩm nâng cao > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học
cung cấp cho học viên các kiến thức về một số vấn đề hóa sinh học hiện đại như
hóa sinh dinh dưỡng, hóa sinh acid nucleic, sự điều hòa quá trình trao đổi chất
ở cơ thể con người; phân tích những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng hormone
trong chăn nuôi, trồng trọt... Ngoài ra, kiến thức về sự tương tác giữa môi trường
và các thành phần thực phẩm, tương tác giữa các chất dinh dưỡng và các hợp chất
có hoạt tính sinh học với hệ gene của con người trong quá trình sinh tổng hợp
protein cũng được cung cấp.
9.4. < Các kỹ thuật phân tích hiện đại trong CNTP > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học
cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao về các phương pháp phân tích hiện
đại, ứng dụng trong thực phẩm. Môn học trang bị cho học viên kỹ năng xử lý mẫu,
phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm. Từ đó, giúp học viên tích lũy kiến
thức, kỹ năng thực hành phục vụ cho nghiên cứu và làm việc trong các doanh nghiệp.
9.5. < Carbohydrate trong CNTP > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp cho học viên các kiến
thức chuyên sâu về các loại carbohydrate trong thực phẩm, cấu trúc và các chức
năng ứng dụng của carbohydrate trong thực phẩm, các tính chất của tinh bột và
vai trò dinh dưỡng của tinh bột trong thực phẩm, các kỹ thuật biến tính tinh bột,
các kỹ thuật phân tích chuyên biệt về carbohydrate.
9.6. < Mô hình hóa và tối ưu hóa trong CNTP
và sinh học > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp cho học viên các kiến thức sau:
• Mô hình hóa và tối ưu
hóa trong công nghệ thực phẩm, trên cơ sở đó, tìm ra các qui luật biến đổi
trong các quá trình công nghệ hóa học và thực phẩm.
• Ứng dụng để xác lập chế
độ công nghệ ứng dụng vào sản xuất, vận hành và điều khiển các hệ thống thiết bị
phục vụ cho quá trình sản xuất một cách hợp lý.
9.7. < Ứng dụng kỹ thuật nhiệt trong chế biến thực phẩm > <3>tín chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp cho học viên các kiến thức sau:
• Các kỹ thuật nhiệt ứng dụng
trong công nghệ thực phẩm, trên cơ sở đó, tìm ra các qui luật biến đổi trong
các quá trình công nghệ thực phẩm, tính toán các hệ thống thiết bị, đồng thời
xác lập chế độ công nghệ ứng dụng vào sản xuất.
• Ứng dụng, vận hành và điều
khiển các hệ thống thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất thực phẩm một cách hợp
lý, đồng thời làm nền tảng cho việc thực hiện các luận văn thạc sỹ, luận án tiến
sỹ.
9.8. < Quản lý an toàn thực phẩm > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp cho học viên
các kiến thức nâng cao về thực phẩm, chất lượng thực phẩm, luật an toàn thực phẩm
và các kiến thức, kỹ năng để tiến hành các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm
trong nhà máy chế biến thực phẩm, tạo điều kiện cho học viên hội nhập kinh tế
quốc tế (WTO,TTP). Đồng thời xây dựng, áp dụng và quản lý được hệ thống quản lý
chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các nhà máy thực phẩm.
9.9. < Các kỹ thuật hiện đại trong CNTP > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp
cho học viên các kiến thức sau:
• Các kỹ thuật hiện đại trong công nghệ
thực phẩm hiện nay như: kỹ thuật sấy thăng hoa, sấy chân không nhiệt độ thấp, kỹ
thuật sấy lạnh tầng sôi, kỹ thuật lạnh đông nhanh và sâu (bằng nitơ lỏng hay
CO2, …), kỹ thuật plasma ứng dụng trong CNTP, kỹ thuật trích ly bằng lưu chất
siêu tới hạn và kỹ thuật xử lý bằng sóng siêu âm và bằng các loại bức xạ có bước
sóng ngắn, kỹ thuật membrane, kỹ thuật chiếu xạ, kỹ thuật xử lý bằng áp suất
cao, …v.v trong công nghệ thực phẩm.
• Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào
trong quá trình sản xuất thực phẩm một cách hợp lý.
9.10. < Đánh giá cảm quan thực phẩm > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Học phần
giúp cho người học tổng hợp được những kiến thức cơ bản về đánh giá cảm quan
trong thực phẩm, nắm chắc các thuật ngữ mô tả và cách thức huấn luyện thành viên
của hội đồng đánh giá cảm quan. Đồng thời, giúp người học tiếp cận với những
phương pháp đánh giá cảm quan nhanh và cách xử lý số liệu tương ứng được sử dụng
phổ biến trong đánh giá chất lượng và nghiên cứu phát triển sản phẩm.
9.11. < Công nghệ sản xuất sạch hơn > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học
cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao về quản lý môi trường công nghiệp
theo cách tiếp cận của sản xuất sạch hơn, với các nội dung chính bao gồm:
phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn, ứng dụng sản xuất sạch hơn vào chế
biến thực phẩm; nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu chi phí sản xuất, tận dụng nguyên
liệu còn lại và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Học phần sẽ giúp người học có
năng lực đề xuất các giải pháp chuyên môn góp phần tăng hiệu quả sản xuất, bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
9.12. < Độc tố học thực phẩm > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học
cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về độc tố học thực phẩm hiện đại. Những
kiến thức cơ bản về độc tố học thực phẩm sẽ cho phép sinh viên nhận ra và hiểu
biết tốt hơn về các mối nguy hại từ các độc tố trong thực phẩm.
9.13. < Nghiên cứu phát triển sản phẩm > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học
cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao về phương pháp để nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới. Đồng thời cung cấp kỹ năng để tiến hành các hoạt động quản
lý, phát triển, nghiên cứu sản phẩm thực phẩm mới trong nhà máy chế biến. Giúp
cho người học có phương pháp hệ thống, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu,
đánh giá và phát triển sản phẩm mới. Từ đó có những tư duy định hướng cụ thể về
khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong nghề nghiệp của mình.
9.14. < Công nghệ lên men thực phẩm nâng cao > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học
cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao về công nghệ lên men và ứng dụng
trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm. Bao gồm các kiến thức về các quá trình lên
men công nghiệp, về sinh trưởng của vi sinh vật, các nhu cầu dinh dưỡng của vi
sinh vật, các yêu cầu của một quá trình lên men ở qui mô sản xuất, các yêu cầu
về thiết kế của một thiết bị lên men, các ứng dụng của công nghệ lên men trong
công nghệ thực phẩm.
9.15. < Công nghệ Enzyme và Protein > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp cho học viên các kiến thức sau:
• Các kiến thức cơ bản về
các phương pháp sản xuất, thu nhận protein và enzyme
• ứng dụng của enzyme và
protein trong CNTP
9.16. < Công nghệ sau thu hoạch > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp
cho học viên các kiến thức sau:
• Các nguyên tắc, tầm quan trọng và thực
tiễn của công nghệ sau hoạch,
• Các kiến thức về cách xử lý, bảo vệ
và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch ở quy mô nhỏ đến lớn.
• Những nghiên cứu cụ thể về việc xử lý
và bảo quản các sản phẩm lưu trữ dài hạn (durable crops) và các sản phẩm dễ hư
hỏng (perishables).
9.17. < Các chất màu trong CNTP > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học
cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về các chất màu trong thực phẩm. Cấu
trúc và chức năng của chất màu thực phẩm bị ảnh hưởng bởi quá trình tồn trữ và
điều kiện chế biến. Những vấn đề này sẽ tác động đến chất lượng và an toàn thực
phẩm. Vì vậy, những kiến thức về chất màu thực phẩm rất cần thiết cho việc kiểm
soát độ bền màu của thực phẩm và chọn lựa các thông số tối ưu trong công nghiệp
chế biến thực phẩm.
9.18. < Thực phẩm chức năng > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Học phần
trang bị cho người học những khái niệm, những kiến thức cơ bản về nhóm thực phẩm
chức năng, nắm được các quy định và các kỹ thuật mới và xu hướng phát triển
trong sản xuất thực phẩm chức năng. Đồng thời, giúp người học tiếp cận, phân loại
và đánh giá một số sản phẩm chức năng hiện có trên thị trường. Bên cạnh đó học
phần còn trang bị cho người học những khái niệm, những kiến thức cơ bản về các
chế phẩm sinh học (probiotics và prebiotics) được ứng dụng trong thực phẩm.
9.19. < Chuyên đề > <3>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Không
Tóm tắt nội dung môn học:
Chuyên đề là bước khởi đầu để học viên có thể bắt đầu nghiên cứu đề tài
đã được thảo luận và thống nhất với giảng viên hướng dẫn. Nội dung bao gồm: chọn
tên đề tài, nội dung nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở
lý thuyết và những nghiên cứu ban đầu của học viên. Học viên dựa vào cơ sở lý
thuyết để phát triển hướng nghiên cứu của đề tài.
Học viên phải đăng ký Chuyên đề với giảng viên hướng dẫn vào cuối học kỳ
1 và thực hiện đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên. Cuối
học kỳ 2 học viên phải báo cáo chuyên đề trước hội đồng. Học viên hoàn thành chuyên đề có thể tiếp tục đăng ký thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
9.20. < Luận văn tốt nghiệp > <12>tín
chỉ
Môn học trước: Không
Môn học tiên quyết: Chuyên đề
Tóm tắt nội dung môn học:
Luận văn tốt nghiệp trình bày nội dung nghiên cứu của học viên về một đề
tài có sự chấp thuận của giảng viên hướng dẫn. Đề tài nghiên cứu được thống nhất
với giảng viên hướng dẫn vào cuối học kỳ 2 (sau khi bảo vệ thành công chuyên đề
1 trước hội đồng). Đề tài nghiên cứu được khuyến khích thực hiện theo hướng giải
quyết những vấn đề trong thực tiễn xã hội, sản xuất kinh doanh, có sự tham gia
của các cơ quan, công ty, xí nghiệp. Học viên có thời gian 1 học kỳ để nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn cuối khóa học. “Luận văn của chương trình theo định hướng ứng dụng là một báo cáo chuyên
đề kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoặc báo cáo
kết quả tổ chức, triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới trong lĩnh vực chuyên ngành vào thực tế”.
Điểm luận văn tốt nghiệp không tính vào điểm trung bình cuối khóa.
10.
ĐỂ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Download
|
MAMF530307
|
Các kỹ thuật phân tích hiện đại trong CNTP
|
Link
|
ASEE530907
|
Đánh giá cảm
quan sản phẩm nâng cao
|
Link
|
FUFO531607
|
Thực phẩm chức
năng
|
Link
|
CLEA531007
|
Công nghệ sản xuất sạch hơn
|
Link
|
REDE531207
|
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
|
Link
|
QUMA530707
|
Quản lý chất lượng và An toàn
thực phẩm
|
Link
|
CARB530407
|
Carbohydrate
trong Công nghệ thực phẩm
|
Link
|
FOCO531607
|
Các chất màu thực phẩm
|
Link
|
TOFT531807
|
Chuyên đề 1
|
Link
|
TOFT531907
|
Chuyên
đề 2
|
Link
|
TOFT531707
|
Chuyên đề
|
Link
|
ENPR531407
|
Công nghệ Enzyme
và Protein
|
Link
|
POTE531507
|
Công nghệ sau
thu hoạch
|
Link
|
AFER531307
|
Công nghệ lên
men nâng cao
|
Link
|
FTOX531107
|
Độc tố học thực phẩm
|
Link
|
FCHE530207
|
Hóa
sinh TP nâng cao
|
Link
|
GRTH620207
|
Luận văn tốt
nghiệp
|
Link
|
GRTH610107
|
Luận văn tốt
nghiệp
|
Link
|
FMIC530107
|
Vi sinh thực
phẩm nâng cao
|
Link
|
APHE530607
|
Ứng
dụng kỹ thuật nhiệt trong chế biến thực phẩm
|
Link
|
MOFT530507
|
Mô
hình hóa và tối ưu hóa trong CNTP và CNSH
|
Link
|
MOEF530807
|
Các
Kỹ thuật hiện đại trong CNTP
|
Link
|