Tác giả :

GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

 

1. GIỚI THIỆU

     Bộ môn Công nghệ Thực phẩm (CNTP) là một trong 3 bộ môn trực thuộc Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm của Trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE). Bộ môn CNTP được thành lập vào năm 2004. Đến năm 2007, bộ môn CNTP được chính thức sát nhập với hai bộ môn Công nghệ Kỹ Thuật Hóa học và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường và để thành lập khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm như hiện nay. 

     Cơ sở vật chất của bộ môn CNTP hiện nay bao gồm 06 phòng thí nghiệm bao gồm: PTN CNTP1, PTN CNTP2, PTN CNTP3, PTN Cảm quan, PTN Vi sinh, PTN Hóa Sinh. Các phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại, đủ sức đáp ứng cho nhu cầu học tập của sinh viên cũng như nhu cầu nghiên cứu của giảng viên. Các PTN này cũng là nơi thực hiện các khóa luận tốt nghiệp đại học, luận án thạc sĩ, luận án tiến sĩ của học viên và giảng viên trong bộ môn. 

 

2. ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đào tạo

     Chương trình đào của bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm bao gồm:
1. Đại học hệ đại trà ngành Công nghệ Thực phẩm;
2. Đại học hệ chất lượng cao tiếng Việt ngành Công nghệ Thực phẩm;
3. Đại học hệ chất lượng cao tiếng Anh ngành Công nghệ Thực phẩm;
4. Cao học ngành Công nghệ Thực phẩm

      Từ khóa 2012 đến 2017, các chương trình đại học được vận hành theo chuẩn CDIO với 150 tín chỉ. Để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới của thực tiễn, từ khóa 2018 đến nay, các chương trình đại học được vận hành theo chuẩn CDIO với 132 tín chỉ; trong đó, toàn bộ năm cuối cùng sẽ dành cho việc thực tập thực tế tại các nhà máy và làm khóa luận tốt nghiệp.

      Bộ môn CNTP đã thiết lập các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của từng môn học sát với nhu cầu thực tế từ đó hiện thực hóa mục tiêu đào tạo ra những kỹ sư có trình độ chuyên môn giỏi, tư cách đạo đức tốt, có tính chuyên nghiệp cao cùng với kỹ năng tin học và ngoại ngữ đủ sức làm việc trong môi trường đa quốc gia nhằm đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cũng như tính toàn cầu trong thời đại mới.

      Sau 04 năm học, sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được bằng kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm. Theo số liệu thống kê trong 5 năm gần đây, sau 6 tháng tốt nghiệp, kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm UTE có tỉ lệ tìm được việc làm đúng chuyên ngành là >90%. 

     Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm tại ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục theo học bậc cao học (thạc sĩ) ngành Công nghệ thực phẩm tại trường. Nếu sinh viên tốt nghiệp với điểm trung bình ³7.0, trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, sẽ được xét tuyển thẳng vào bậc cao học nếu có mong muốn.

Nghiên cứu khoa học

      Bộ môn Công nghệ Thực phẩm xác định rõ tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học gắn liền với năng lực giảng dạy của giảng viên và năng lực học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, các sản phẩm nghiên cứu khoa học còn là một trong những tiêu chí giúp nâng cao vị thế của bộ môn và là nền tảng cho các chương trình hợp tác và quan hệ quốc tế. Từ những định hướng đó, Bộ môn Công nghệ Thực phẩm đã khuyến khích, động viên giảng viên và sinh viên tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Sự cộng tác giữa giảng viên-giảng viên, giảng viên-sinh viên trong các đề tài nghiên cứu không những giúp nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tăng cường tinh thần đoàn kết nội bộ của bộ môn và sự thông hiểu giữa giảng viên và sinh viên. Đã có rất nhiều đề tài cấp cơ sở, cấp sở, cấp bộ được hoàn thành với sản phẩm là các bài báo trong nước và quốc tế (SCOPUS, ISI, SCIE, SCI) cũng như các sản phẩm cụ thể được chuyển giao cho các doanh nghiệp sản xuất.

      Các hướng nghiên cứu của Bộ môn Công nghệ Thực phẩm:

1. Ứng dụng công nghệ lạnh và sấy (sấy thăng hoa, sấy lạnh, sấy hồng ngoại…) trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

2. Nghiên cứu về toán ứng dụng trong công nghệ thực phẩm.

3. Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, sữa…

4. Nghiên cứu ứng dụng một số enzyme trong chế biến thực phẩm.

5. Nghiên cứu ứng dụng của vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

6. Nghiên cứu các kỹ thuật cố định vi sinh vật, các kỹ thuật vi bao probiotic và các chất có hoạt tính sinh học.

7. Nghiên cứu về các kỹ thuật lên men hiện đại để sản xuất một số sản phẩm trao đổi chất bậc một và sản phẩm trao đổi chất bậc hai.

8. Nghiên cứu biến đổi các đại phân tử sinh học (carbohydrate, protein, lipid) để tạo các nguyên liệu mới, phụ gia mới và các sản phẩm thực phẩm chức năng.

 

3. QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

 

     Bộ môn Công nghệ Thực phẩm nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quan hệ và hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học-chuyển giao công nghệ. Bộ môn đã có những sự hợp tác hữu hiệu với các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm (các công ty Massan, Dutch Lady, Tetra Pak…) trong việc đưa các kỹ sư tại các đơn vị này tham gia vào các lớp học của sinh viên. Nhiều đơn vị sản xuất thực phẩm cũng đã có những buổi nói chuyện chuyên đề để cung cấp những thông tin hết sức thiết thực cho giảng viên và sinh viên.

     Thông qua sự hợp tác giữa Bộ môn CNTP và một số trường đại học ngoài nước (KMUTT, Kasetsart…) sinh viên năm cuối có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại các trường đại học này. Hơn thế nữa, các giảng viên của bộ môn CNTP cũng được tham gia các khóa học, tham gia hợp tác nghiên cứu với các giáo sư ở các đại học ngoài nước để công bố các nghiên cứu trên các tạp chí trong và ngoài nước.

     Bộ môn hiện nay cũng là thành viên của chương trình “Giáo sư tình nguyện quốc tế”. Theo khuôn khổ chương trình này, hàng năm sẽ có các giáo sư nổi tiếng quốc tế đến giảng bài cho sinh viên và trao đổi thông tin nghiên cứu với đội ngũ giảng viên của bộ môn.

 

4. NHÂN LỰC

      Từ những ngày đầu tiên, với lực lượng cán bộ giảng dạy gồm các thạc sĩ non trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, cho đến nay bộ môn CNTP đã phát triển đáng kể về mặt nhân lực với 2 Phó giáo sư, 5 Tiến sĩ, 7 Thạc sĩ.   



Hình chân dung

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chức vụ

Chuyên môn chính

Lý lịch khoa học

 

 

Vũ Trần Khánh Linh
(linhvtk@hcmute.edu.vn)

 
 Tiến sĩ Trưởng Bộ môn
Công nghệ Thực phẩm Link              

 

 

Đặng Thị Ngọc Dung

(dzungdang@hcmute.edu.vn ) 

Giảng viên chính - Thạc  Phó trưởng Bộ môn Công nghệ Thực phẩm & đồ uống   Link 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(tandzung072@hcmute.edu.vn ) 

Phó giáo sư, Tiến sĩ

Trưởng khoa

Quá trình và Thiết bị trong CNTP


Link  

 

 

 

Trịnh Khánh Sơn (sontk@hcmute.edu.vn)

Phó giáo sư, Tiến sĩ

Phó trưởng khoa

Khoa học thực phẩm, Công Nghệ Sinh học Thực Phẩm

Link 

 

 

Phạm Thị Hoàn
(hoanpt@hcmute.edu.vn)

Tiến sĩ

Trưởng ngành CNTP. Hệ đào tạo CLC

Công nghệ sinh học

 Link 

 

 

Nguyễn Tiến Lực
(lucnt@hcmute.edu.vn)

 Tiến sĩ Nghiên cứu viên chính CNTP đại cương  Link 

 

 

 Hoàng Văn Chuyển

(chuyenhv@hcmute.edu.vn) 

 Tiến sĩ  Giảng viên  Khoa học thực phẩm Link 

 

 

Nguyễn Đặng Mỹ Duyên
(myduyen@hcmute.edu.vn)

Giảng viên chính - Thạc 

Giảng viên

Công nghệ Thực phẩm & đồ uống

 Link 

 

 

Lê Tấn Hoàng
(hoanglt@hcmute.edu.vn)

Tiến sĩ

Giảng viên

Công Nghệ Thực phẩm

Link 

 


Nguyễn Quang Duy
(duynq@hcmute.edu.vn)

Thạc sĩ

Giảng viên

Công nghệ Thực phẩm

 Link 

 

 

Phạm Thanh Tùng
(tungpt@hcmute.edu.vn)

Thạc sĩ

Giảng viên

Công nghệ Thực phẩm

Link 

 

 

 

Nguyễn Minh Hải

(hainm@hcmute.edu.vn)

Tiến sĩ

Giảng viên

Công nghệ Thực phẩm

Link

 

 

 Phạm Khánh Dung

(dungpk@hcmute.edu.vn )

Tiến sĩ Giảng viên
 Công nghệ Thực phẩm  Link 

 

 

Đỗ Thùy Khánh Linh

(dtklinh@hcmute.edu.vn )

Thạc sĩ  Giảng viên   Công nghệ Thực phẩm  Link 
  Hồ Thị Thu Trang
(thutranght@hcmute.edu.vn ) 
Thạc sĩ   Chuyên viên PTN Công nghệ thực phẩm & đồ uống  Link  
  Phạm Văn Doanh
(doanhpv@hcmute.edu.vn)
Tiến sĩ  Giảng viên  Dinh dưỡng &Khoa học Thực phẩm  Link 



Liên hệ


Bộ môn Công nghệ Thực phẩm
Văn phòng: A1-801
Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Q. Thủ Đức, TPHCM
ĐT: 028 37221223 (8406)
Email: linhvtk@hcmute.edu.vn

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Dự án “Sản xuất nui gạo mầm chuối xanh”

nhận giải DỰ ÁN TIỀM NĂNG -

Khoa CNHH&TP, trường ĐHSPKT

  

CUỘC THI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA VÀ THỰC PHẨM | HCMUTE

  

 

FACEBOOK KHOA CÔNG NGHỆ 

HÓA HỌC & THỰC PHẨM

GROUP ZALO BM CN MÔI TRƯỜNG





 

Copyright © 2013, HCMC University of Technology and Education
Faculty of Chemical and Food Technology
Address: 1 Vo Van Ngan Street, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: (+84) 28 37221223 (4 8400)
E-mail: kcnhtp@hcmute.edu.vn 


Truy cập tháng: 14,556

Tổng truy cập:35,433

Truy cập tháng:14,556

Tổng truy cập:35,433