Tác giả :

Dự án “Giấy xanh cho cuộc sống xanh” đến từ nhóm nghiên cứu của TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung-Giảng viên Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Là một đất nước với tốc độ tăng trưởng nhanh, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng’. Nhìn nhận vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa là hết sức nghiêm trọng, WWW, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đã triển khai nhiều dự án giảm nhựa cho nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có huyện đảo Phú Quốc, thành phố Đà Nẵng, Rạch Giá và tỉnh Phú Yên.

Cuộc thi “Sáng kiến Giảm rác thải nhựa” được phát động với mong muốn tìm kiếm các mô hình, ý tưởng khả thi hướng đến thay đổi hành vi trong sử dụng và thải loại rác thải nhựa cũng như tăng tỉ lệ và hiệu quả quản lý, xử lý và tái chế rác thải nhựa. Tham gia cuộc thi, các đội sẽ nhận được sự tham vấn của các chuyên gia qua các buổi làm việc trực tuyến, 12 đội vào vòng chung kết và chọn ra 4 đội thắng để không chỉ hoàn thiện đề xuất trong hai tuần chuẩn bị trước khi thuyết trình ý tưởng, mà còn triển khai dự án một cách hiệu quả trong vòng một năm của giai đoạn tăng tốc.

Với sự chuẩn bị chu đáo về ý tưởng, kỹ lưỡng trong áp dụng kiến thức vào thực tiễn, dự án Giấy xanh từ phế phẩm nông nghiệp của nhóm giảng viên và sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đã đạt giải nhất cuộc thi Sáng kiến giảm thải rác thải nhựa năm 2020 do Tổ Chức Quốc tế và Bảo tồn Thiên nhiên tài trợ cho khu vực Rạch Giá, Kiên Giang. Dự án “GIẤY XANH CHO CUỘC SỐNG XANH” sẽ được triển khai thử nghiệm ở thành phố Rạch Giá trong thời gian 1 năm nhằm dần thay thế bao đựng bằng nylon và nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa.

Nhóm nghiên cứu của TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung

Dựa trên tình hình thực tế ở Việt Nam về lượng phế phẩm nông nghiệp thải bỏ sau thu hoạch (60 – 70 triệu tấn/năm), trong đó đến 80% chưa được sử dung và thải trực tiếp ra môi trường hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phế phẩm nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm thân thiện. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng sử dụng phế phẩm nông nghiệp như là nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất giấy và carton, ngay cả những nước có nhiều nguồn tài nguyên rừng cũng đang mong muốn sử dụng nguồn phế phẩm này nhằm giảm thiểu lượng chặt phá rừng. 

Quy trình sản xuất giấy từ phế phẩm nông nghiệp được nhóm đặt mục tiêu phải: đơn giản, rẻ tiền và hạn chế tác động môi trường. Do đó, quy trình sản xuất hạn chế sử dụng hóa chất trong quá trình tạo giấy, kể cả quá trình tẩy trắng. Vì vậy, giấy tạo ra trông rất thô sơ, có màu vàng nâu, thô ráp. Đây cũng có thể là điểm nhấn đặc trưng để người tiêu dùng có thể nhận diện sản phẩm mình sử dụng là giấy từ phế phẩm nông nghiệp và rất thân thiện môi trường.

Sản phẩm từ dự án “Giấy xanh cho cuộc sống xanh”

Kết quả hôm nay là thành quả từ sự nỗ lực cố gắng của giảng viên nhà trường trong việc hướng dẫn, phát triển tính sáng tạo cho sinh viên, áp dụng Project By Learning vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Qua đó cho thấy sinh viên Sư phạm Kỹ thuật không chỉ giỏi kiến thức, vững kỹ năng mà còn sáng tạo không ngừng, đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng.

Tổng hợp: Minh Hiếu

 
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Dự án “Sản xuất nui gạo mầm chuối xanh”

nhận giải DỰ ÁN TIỀM NĂNG -

Khoa CNHH&TP, trường ĐHSPKT

  

CUỘC THI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA VÀ THỰC PHẨM | HCMUTE

  

 

FACEBOOK KHOA CÔNG NGHỆ 

HÓA HỌC & THỰC PHẨM

GROUP ZALO BM CN MÔI TRƯỜNG





 

Copyright © 2013, HCMC University of Technology and Education
Faculty of Chemical and Food Technology
Address: 1 Vo Van Ngan Street, Thu Duc City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: (+84) 28 37221223 (4 8400)
E-mail: kcnhtp@hcmute.edu.vn 


Truy cập tháng:2,158

Tổng truy cập:9,319